• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Con Cuông Dân chỉ biết 'kêu trời' vì giá đền bù thu hồi đất rẻ mạt

HMO

Administrator
Staff member
Hàng chục hộ dân ở xã Lạng Khê, H.Con Cuông (Nghệ An) đang 'kêu trời' vì mất đất để phục vụ dự án làm Thủy điện Chi Khê nhưng lại không được bồi thường, hoặc được bồi thường với giá 'rẻ như bèo'.

Khu đất người dân vẫn đang trồng ngô bị cho là 'không còn khả năng sản xuất' nên không được bồi thường
Cùng một thửa ruộng, 2 giá đền bù
Vợ chồng chị Phạm Thị Vân (ngụ tại bản Khe Thơi, xã Lạng Khê) được bố chồng cho thừa kế thửa đất nông nghiệp rộng 779 m2 và đã được UBND H.Con Cuông cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất (bìa đỏ) từ năm 1998. Sắp tới, khi dự án xây dựng Thủy điện Chi Khê tích nước, thửa đất của gia đình chị Vân sẽ nằm trong khu vực lòng hồ của thủy điện, nhưng theo chị Vân, sáng 20.4.2016, Hội đồng giải phóng mặt bằng (HĐGPMB) H.Con Cuông đến đo đạc, áp giá bồi thường cho 436,3 m2 với giá 11.000 đồng/m2. Chiều cùng ngày, HĐGPMB lại đo để lấy 257 m2 và áp giá bồi thường 20.000 đồng/m2. Trước sự bất nhất này, vợ chồng chị Vân lên UBND H.Con Cuông thắc mắc thì được cán bộ huyện trả lời do HĐGPMB nhầm lẫn 2 mảnh đất (thực tế là một thửa - PV) bị thu hồi đó nằm ở 2 bản khác nhau, nên mới có giá chênh lệch như trên.

Ông Lô Văn Thao, Phó chủ tịch UBND H.Con Cuông thừa nhận giá bồi thường đất thu hồi cho người dân quá thấp, nên UBND H.Con Cuông sẽ kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An xem xét, điều chỉnh và có thêm chính sách hỗ trợ cho người dân mất đất.

Tương tự, gia đình anh La Văn Hợi có 749 m2 đất sản xuất nông nghiệp dọc khe Thơi (bản Khe Thơi, xã Lạng Khê) đã được cấp sổ đỏ. Theo anh Hợi, mặc dù thửa ruộng này bằng phẳng, khi thủy điện tích nước sẽ bị ngập hoàn toàn, nhưng anh chỉ được bồi thường 391,8 m2 với giá 10.000 đồng/m2. Kỳ lạ hơn, trong khi anh Hợi đang khiếu nại diện tích và giá bồi thường, thì trong hồ sơ bồi thường đất đã có chữ ký của anh đồng ý nhận mức bồi thường trên. “Tôi không rõ ai đã mạo danh chữ ký của tôi để khép hồ sơ”, anh Hợi thắc mắc.

Gia đình ông Vi Văn Vĩnh (bản Khe Thơi) cũng bị thu hồi 140 m2 đất vườn liền kề với đất ở đã được cấp bìa đỏ, được bồi thường với giá 11.000 đồng/m2. Cộng với các khoản hỗ trợ khác, gia đình ông chỉ nhận được 6,8 triệu đồng cho cả mảnh đất.

Đất có bìa đỏ vẫn không được bồi thường
Ngoài các hộ trên, hiện ở bản Khe Thơi đang có 23 hộ dân gửi đơn khiếu nại, bởi đất nông nghiệp của bà con đã được cấp bìa đỏ từ năm 1998, nhưng khi thu hồi làm lòng hồ thủy điện Chi Khê, HĐGPMB H.Con Cuông lại từ chối đền bù. Trả lời PV Thanh Niên, ông Lô Văn Thao, Phó chủ tịch UBND H.Con Cuông cho rằng, khi đo đạc, khảo sát, có 9.000 m2 đất nông nghiệp vùng Bãi Bủng (bản Khe Thơi) nằm ven sông Lam được cấp bìa đỏ của 23 hộ dân hiện đã bị sạt lở nên không được bồi thường. Tuy nhiên, theo quan sát của PV, hiện bãi đất mà ông Thao nói "đã sạt lở" vẫn đang được người dân trồng ngô xanh tốt và nằm cách mặt nước sông Lam khá cao. Bà Hoàng Thị Sen, 1 trong 23 hộ dân có đất ở đây cho biết, gia đình bà có có 835 m2 đất canh tác được cấp sổ đỏ từ năm 1998 do bố mẹ chồng để lại và hiện gia đình bà vẫn trồng ngô. “Chúng tôi vẫn sản xuất được trên đất này nên không bồi thường là vô lý”, bà Sen nói.

Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Hoàng Tất Thắng (Công ty Luật Đại Huệ, Nghệ An), người được các hộ dân xã Lạng Khê nhờ hỗ trợ pháp lý để khiếu nại việc bồi thường của UBND H.Con Cuông, cho rằng đất của người dân đã được cấp bìa đỏ nhưng khi thu hồi, HĐGPMB không lên phương án đền bù là chưa hợp lý, và trái với quy định tại khoản 1, điều 75 luật Đất đai năm 2013, vì họ có đủ điều kiện được đền bù.

Chưa kể, việc bồi thường tại dự án Thủy điện Chi Khê là chưa thỏa đáng vì giá bồi thường của UBND tỉnh Nghệ An tại quyết định 122 năm 2014 là quá thấp, người dân bị ảnh hưởng không đủ tiền mua đất ở tự tái định cư hoặc ổn định lại cuộc sống khi đất sản xuất bị mất.

Theo TNO
 

Ads HMO

Ads HMO

Top