Sở GD&ĐT Nghệ An vừa văn bản về việc dừng tuyển sinh các lớp trung cấp sư phạm đối với đối tượng giáo viên dôi dư có nhu cầu đào tạo sư phạm mầm non.
Giáo viên dôi dư được chuyển xuống dạy mầm non tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ AnThực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy ở các trường mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 90/ SGDĐT - GDCN về việc "Dừng tuyển sinh và báo cáo Giáo viên THCS, TH dôi dư có nhu cầu đào tạo sư phạm mầm non".
Theo đó, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các trường chuyên nghiệp dừng tuyển sinh các lớp trung cấp sư phạm mầm non đối tượng là giáo viên dôi dư ở các trường THCS và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 1/2/2017. Mục đích nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy các trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Nghệ An là một trong những địa phương có số lượng giáo viên dôi dư đông nhất nước ở cả hai bậc Tiểu học và THCS với khoảng 1.500 giáo viên.
Từ năm học 2015 - 2016, thực hiện Hướng dẫn Liên ngành số 288/HDLN-SGD& ĐT-SNV- STC về việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng trong các trường mầm non công lập, hiện Nghệ An đã có 280 giáo viên dôi dư bậc Tiểu học và THCS được tuyển dụng xuống dạy bậc mầm non.
Trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện như Yên Thành (69 người), Diễn Châu (52 người), Quỳnh Lưu (44 người), Anh Sơn (55 người), Nam Đàn (27 người), Con Cuông (16 người)…
Tuy nhiên, đến thời điểm này, theo tổng hợp của Sở GD&ĐT Nghệ An, hiện chỉ mới có 140 giáo viên đã được đào tạo lại theo chương trình trung cấp mầm non hệ vừa học vừa làm. Các cơ sở được phép đào tạo Trung cấp sư phạm mầm non gồm Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An; Trường Trung cấp Việt Anh và Trường Trung cấp Tổng hợp Đông Đô (Hà Nội). Số còn lại, mặc dù đã chuyển xuống dạy bậc mầm non nhưng chưa hoàn thành chương trình đào tạo như quy định.
Ngày 3/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông cáo báo chí về việc điều chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy học ở bậc mầm non. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các địa phương dừng ngay việc điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy bậc học mầm non khi chưa qua đào tạo.
Đồng thời, Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, cương quyết không tuyển sinh những đối tượng người học không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của giáo viên bậc học mầm non. Quá trình đào tạo phải được tổ chức trực tiếp theo hướng tăng thời lượng thực hành và kiểm soát chặt chẽ đầu ra.
Giáo viên dôi dư được chuyển xuống dạy mầm non tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
Theo đó, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các trường chuyên nghiệp dừng tuyển sinh các lớp trung cấp sư phạm mầm non đối tượng là giáo viên dôi dư ở các trường THCS và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 1/2/2017. Mục đích nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy các trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Nghệ An là một trong những địa phương có số lượng giáo viên dôi dư đông nhất nước ở cả hai bậc Tiểu học và THCS với khoảng 1.500 giáo viên.
Từ năm học 2015 - 2016, thực hiện Hướng dẫn Liên ngành số 288/HDLN-SGD& ĐT-SNV- STC về việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng trong các trường mầm non công lập, hiện Nghệ An đã có 280 giáo viên dôi dư bậc Tiểu học và THCS được tuyển dụng xuống dạy bậc mầm non.
Trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện như Yên Thành (69 người), Diễn Châu (52 người), Quỳnh Lưu (44 người), Anh Sơn (55 người), Nam Đàn (27 người), Con Cuông (16 người)…
Tuy nhiên, đến thời điểm này, theo tổng hợp của Sở GD&ĐT Nghệ An, hiện chỉ mới có 140 giáo viên đã được đào tạo lại theo chương trình trung cấp mầm non hệ vừa học vừa làm. Các cơ sở được phép đào tạo Trung cấp sư phạm mầm non gồm Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An; Trường Trung cấp Việt Anh và Trường Trung cấp Tổng hợp Đông Đô (Hà Nội). Số còn lại, mặc dù đã chuyển xuống dạy bậc mầm non nhưng chưa hoàn thành chương trình đào tạo như quy định.
Ngày 3/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông cáo báo chí về việc điều chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy học ở bậc mầm non. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các địa phương dừng ngay việc điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy bậc học mầm non khi chưa qua đào tạo.
Đồng thời, Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, cương quyết không tuyển sinh những đối tượng người học không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của giáo viên bậc học mầm non. Quá trình đào tạo phải được tổ chức trực tiếp theo hướng tăng thời lượng thực hành và kiểm soát chặt chẽ đầu ra.
Theo GD & TĐ