• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Miền Bắc Dư luận trái chiều về đồng phục đòi nợ

cuongmy

Thành Viên Quen Thuộc
Dự thảo quy định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải cấp áo thun đồng phục cho người lao động trong vòng 30 ngày sau khi Bộ Công an có hướng dẫn.

So với Nghị định 104/2007/NĐ- CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, các quy định tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (sau đây gọi tắt là Dự thảo) đang được đưa ra lấy ý kiến đã có những thay đổi tích cực, đặc biệt là bỏ nhiều điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ không cần thiết hoặc bất hợp lý. Tuy nhiên, xung quanh dự thảo này cũng còn nhiều quy định gây tranh cãi.
Trang phục đặc trưng để làm gì?
Khoản 11 Điều 9 Dự thảo quy định, doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải “cấp áo đồng phục cho người lao động trong vòng 30 ngày sau khi Bộ Công an có hướng dẫn về mẫu trang phục”.
Quy định này được hiểu người lao động trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải mặc áo thun quảng cáo theo mẫu quy định. Đây là quy định mới so với các dự thảo trước đây. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng, Ban soạn thảo cần có giải trình rõ ràng về mục tiêu chính sách đối với quy định này. Bởi, xét về tính hợp lý, dường như không có lý do nào đủ thuyết phục để yêu cầu nhân viên của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải mặc trang phục theo quy định.
Cụ thể, “trang phục” có thể để nhằm nhận diện đối tượng sử dụng nó, tuy nhiên theo quy định tại khoản 9, 10 Điều 9 thì khi thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ, người lao động đã phải có giấy giới thiệu, thẻ nhân viên, trên thẻ nhân viên có ảnh, ghi rõ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ, những yếu tố này đã đủ để chủ thể bị đòi nợ nhận biết được các chủ thể hoạt động dịch vụ đòi nợ.
Bên cạnh đó, nếu cho rằng, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành, nghề có tác động đến an ninh trật tự và cần phải nhận diện để kiểm soát thì yêu cầu về trang phục của nhân viên dịch vụ kinh doanh đòi nợ là không cần thiết, bởi vì hiện tại hoạt động kinh doanh này được xếp vào ngành nghề phải đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh trật tự và phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện này trước khi có hoạt động kinh doanh.
Có nghĩa, rủi ro của các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được kiểm soát thông qua việc kiểm soát điều kiện và cấp phép này, hoàn toàn không cần thiết phải kiểm soát qua trang phục.
Liệu có làm phát sinh “giấy phép con”?
Bên cạnh đó, việc yêu cầu phải trang bị cung cấp trang phục cho người lao động sẽ tăng chi phí đáng kể cho DN, và như thế có thể tác động không tốt tới các DN nhỏ và vừa trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, trang phục của nhân viên, người lao động thuộc về quyền tự chủ, tự quyết của DN. “Yêu cầu bắt buộc phải có trang phục và trang phục phải theo mẫu quy định dường như can thiệp vào quyền này của DN”, một chuyên gia pháp lý từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định.
Về mặt thủ tục, quy định này có liên quan đến quy trình hướng dẫn mẫu trang phục của Bộ Công an. “Liệu như thế có thể được hiểu là làm phát sinh thêm thủ tục cấp phép? “Hướng dẫn” được hiểu như thế nào? Nếu là thủ tục cấp phép/phê duyệt đúng thì các quy định về thủ tục này nêu ở đâu?
Quy trình như thế nào: DN gửi mẫu để Bộ Công an phê duyệt hay Bộ Công an có các mẫu sẵn? Bộ Công an căn cứ vào đâu để “hướng dẫn mẫu trang phục” của DN? Cơ quan nào của Bộ Công an có thẩm quyền hướng dẫn?
Và tại sao việc phê duyệt mẫu trang phục lại cần Cơ quan cấp Bộ thực hiện?”, hàng loạt câu hỏi được các chuyên gia pháp luật đặt ra, bởi hiện Dự thảo không có bất kỳ quy định cụ thể nào về vấn đề này. Chính vì thế, các chuyên gia VCCI kiến nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét quy định về trang phục của người lao động tại DN đòi nợ trong Dự thảo Nghị định đang được xây dựng.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top