Nhà cửa, vườn tược của người dân có nguy cơ bị sạt xuống sông Lam do bờ sông đoạn chảy qua thôn Lam Bồng (xã Bồng Khê, H.Con Cuông) sạt lở nghiêm trọng.
Ngoài gia đình ông Do, trong thôn Lam Bồng còn 3 hộ dân khác bị bờ sông sạt lở đe dọa. Theo ông Do, cuối năm 2014, một doanh nghiệp được cấp phép cho khai thác cát, sạn tại khúc sông này. Theo quy định, tàu chỉ hút cát phía bên kia sông vì đó là bên bồi nhưng đơn vị khai thác lại thường neo tàu hút cát ở phía bên này. “Từ khi doanh nghiệp lấy cát mới có hiện tượng sạt lở mạnh như thế”, ông Do nói.
Ông Nguyễn Huy Chiểu, Trưởng thôn Lam Bồng cho biết, trước khi doanh nghiệp tổ chức khai thác cát, UBND xã có lấy ý kiến người dân 4 xóm trong xã. Người dân địa phương đã phản đối việc cấp phép khai thác ở khu vực nêu trên vì lo sợ sẽ gây sạt lở đất ở và đất nông nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sau đó vẫn khai thác ồ ạt. “Họ lấy ý kiến người dân cho có lệ thôi, chứ lúc đó doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác rồi”, ông Chiểu nói.
Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Bồng Khê, sông Lam bị sạt lở là do mưa lũ, qua kiểm tra cho thấy, doanh nghiệp không khai thác cát ở khu vực phía bờ có đất ở của người dân. Ông Thắng cũng cho biết thêm, các cơ quan hữu trách H.Con Cuông đã thống nhất phương án đóng cọc, gia cố bằng các rọ thép để chống sạt ở khu vực này. Do thiếu kinh phí, H.Con Cuông đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo ngành chức năng có phương án chống sạt lở, bảo vệ an toàn cho các hộ dân thôn Lam Bồng.
Sông Lam đã “ăn” vào vườn của gia đình ông Phan Trọng Do
Chỉ tay xuống bụi tre nằm gọn dưới sông Lam, ông Phan Trọng Do, một cư dân thôn Lam Bồng cho biết, vài hôm trước bụi tre này vẫn đang tươi tốt trong vườn của gia đình ông. “Bụi tre bị sông nuốt. Mỗi khi nước sông Lam chảy mạnh là đất cứ lở xuống sông. Hiện sông đã ăn sâu vào vườn nhà tôi 18 m, mép sông chỉ còn cách tường nhà chưa đến 20 m nhưng sạt lở vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chúng tôi rất lo lắng”, ông Do nói.Ngoài gia đình ông Do, trong thôn Lam Bồng còn 3 hộ dân khác bị bờ sông sạt lở đe dọa. Theo ông Do, cuối năm 2014, một doanh nghiệp được cấp phép cho khai thác cát, sạn tại khúc sông này. Theo quy định, tàu chỉ hút cát phía bên kia sông vì đó là bên bồi nhưng đơn vị khai thác lại thường neo tàu hút cát ở phía bên này. “Từ khi doanh nghiệp lấy cát mới có hiện tượng sạt lở mạnh như thế”, ông Do nói.
Ông Nguyễn Huy Chiểu, Trưởng thôn Lam Bồng cho biết, trước khi doanh nghiệp tổ chức khai thác cát, UBND xã có lấy ý kiến người dân 4 xóm trong xã. Người dân địa phương đã phản đối việc cấp phép khai thác ở khu vực nêu trên vì lo sợ sẽ gây sạt lở đất ở và đất nông nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sau đó vẫn khai thác ồ ạt. “Họ lấy ý kiến người dân cho có lệ thôi, chứ lúc đó doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác rồi”, ông Chiểu nói.
Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Bồng Khê, sông Lam bị sạt lở là do mưa lũ, qua kiểm tra cho thấy, doanh nghiệp không khai thác cát ở khu vực phía bờ có đất ở của người dân. Ông Thắng cũng cho biết thêm, các cơ quan hữu trách H.Con Cuông đã thống nhất phương án đóng cọc, gia cố bằng các rọ thép để chống sạt ở khu vực này. Do thiếu kinh phí, H.Con Cuông đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo ngành chức năng có phương án chống sạt lở, bảo vệ an toàn cho các hộ dân thôn Lam Bồng.
Theo TNO