• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Tương Dương Dân tái định cư thủy điện hồi hương, nhiều trẻ em thất học

HMO

Administrator
Staff member
Hàng chục hộ gia đình ở xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (thuộc khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ) đã bỏ về quê cũ tìm kế sinh nhai.
Việc hồi hương này đã kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt là nhiều trẻ em có nguy cơ thất học vì ở khu vực lòng hồ, các trường lớp đã bị xóa sổ sau khi có chủ trương dời dân ở nơi này.

Dân ồ ạt về quê cũ

Nhiều công trình nước sạch tại khu TĐC bị hỏng, không còn giá trị sử dụng




Nhiều căn nhà ở khu tái định cư bị bỏ hoang.
Chúng tôi đến bản Kim Hồng (xã Ngọc Lâm) thấy nhiều căn nhà đóng im ỉm, rêu cỏ mọc đầy như những căn nhà hoang.

Anh Chưởng Văn Tân nhà ở đầu bản buồn bã: “Chúng tôi về đây từ tháng 5/2009 với 102 hộ 450 nhân khẩu nhưng nhiều hộ không có đất để sản xuất.

Cuộc sống của những hộ được cấp đất cũng không khá hơn vì phải đối mặt với nhiều khó khăn như đất xấu, diện tích không đủ sản xuất. Hiện nay ở quê cũ đất đai màu mỡ, lòng hồ nhiều cá nên nhiều hộ dân đã bỏ về quê kiếm sống.

Theo người dân bản Kim Hồng và bản Mà phản ánh thì ngoài thiếu đất sản xuất, 2 bản này còn thiếu nước sinh hoạt và nhà ở tái định cư cũng đang xuống cấp trầm trọng do không bảo đảm chất lượng.

Ông Lô Hoài Dung - Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm - cũng thừa nhận do đất sản xuất chia cho người dân không đủ, thiếu đói, nên nhiều hộ dân đã bỏ khu tái định cư về quê để tìm kế sinh nhai .

Vừa qua vào đầu tháng 4/2014, UBND huyện Tương Dương phối hợp với huyện Thanh Chương và ban, ngành liên quan tiến hành về thực trạng trên đã phát hiện 190 hộ với 587 nhân khẩu đã quay về quê cũ ở lòng hồ thủy điện Bản Vẽ.

Trong số này, nhiều nhất là bản Kim Hồng, với 57 hộ đã quay về; có 36 hộ đã bán nhà ở khu tái định cư. Đặc biệt, có hơn 60 em nhỏ đã phải bỏ học để quay về cùng gia đình.

Những hệ lụy buồn


Người dân sinh sông trên vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ.
Men theo vách núi Pù Lũng, nơi giáp ranh 2 xã Mai Sơn và Nhôn Mai (vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ) chúng tôi xót xa khi chứng kiến hàng trăm người dân ở đây phải sống chui rúc trong những túp lều tạm.

Không chính quyền quản lý, không trường học, không trạm y tế, không điện, không đất sản xuất. Hàng trăm hộ dân này sống nhờ rừng, họ phát được chừng nào, làm rẫy chừng đó và đánh bắt cá trên sông.

Anh Vi Văn Dung đem theo cả gia đình 4 đứa con sống chui rúc trên chiếc bè nứa bé tin hin để đánh cá trên sông, tâm sự: "Bám trụ vùng lòng hồ này nhiều nguy hiểm lắm.

Mùa mưa thì sợ lũ quét, mùa nắng thì nóng như thiêu như đốt. Nhiều dịch bệnh như đau mắt, tiêu chảy, sốt virus đã phát sinh. Biết là về đây cũng rất khó khăn, nhưng cũng phải về để kiếm sống chứ ở dưới đó thì đói".

Theo lãnh đạo UBND huyện Tương Dương, năm nào chính quyền huyện cũng đến tận nơi vận động và yêu cầu bà con ký cam kết sẽ quay về nơi tái định cư nhưng nhiều hộ không ký hoặc ký mà không thực hiện.

Vào tháng 4/2013 đã có 171 hộ bỏ khu tái định cư, được chính quyền vận động, 52 hộ cam kết sẽ trở lại. Nhưng năm nay kiểm tra, số hộ bỏ khu tái định cư, trở lại quê cũ lại nhiều hơn năm trước.

Hiện nay, ở vùng lòng hồ vẫn còn còn 30 hộ dân của bản Chà Coong (xã Hữu Khuông) không chịu di dời để về khu tái định cư tại huyện Thanh Chương vì cho rằng tại đây cuộc sống không đảm bảo dù chính quyền đã vận động từ 4 năm nay.

Ông Vi Tân Hợi – Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương - cho biết: "Thực tế các hộ dân còn cố thủ và số hộ dân đã di dời trở về lòng hồ là những hộ dân không còn hộ khẩu tại huyện Tương Dương, mọi quyền lợi đã thuộc về nơi ở mới.

Ngoài rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, hệ lụy trước mắt của việc này là nhiều trẻ em có nguy cơ thất học vì ở khu vực lòng hồ, các trường lớp đã bị xóa sổ sau khi có chủ trương dời dân ở nơi này".

Rõ ràng, việc người dân tái định cư Thủy điện Bản Vẽ ồ ạt trở về đang tạo gánh nặng cho địa phương cả nơi đến và nơi đi. Giải quyết vấn đề này không đơn giản, cần sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của các địa phương và Ban quản lý Dự án Thủy điện 2.

Thuỷ điện Bản Vẽ khởi công xây dựng ngày 7/8/2004 tại xã Yên Na (Tương Dương, Nghệ An). Nhà máy có tổng vốn đầu tư trên 6.000 tỷ đồng, công suất lắp máy 320MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 1 tỷ kWh

Từ năm 2006, để phục vụ cho công trình thủy điện Bản Vẽ, trên 2.000 hộ dân các xã Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Khuông, Hữu Dương, Luân Mai (huyện Tương Dương) phải di dời tới các khu tái dịnh cư, trong đó tập trung phần lớn ở 2 xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn (huyện Thanh Chương).
Theo GD & TĐ
 

Ads HMO

Ads HMO

Top