Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ở Paris. Theo đó, hiện hồ sơ đề nghị công nhận Dân ca Ví, Giặm của 2 tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đang được xem xét tại kỳ họp này.
Buổi tập luyện của CLB dân ca Ví, Giặm xã Ngọc Sơn,
Nếu được vinh danh, Dân ca Ví, Giặm sẽ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam
GS.TS Nguyễn Chí Bền- Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; thành viên trong Hội đồng lập hồ sơ dân ca Ví, Giặm cho biết, hồ sơ Ví, Giặm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà UNESCO đặt ra đối với các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, giá trị nổi bật của dân ca Ví, Giặm là sức sống và sức lan truyền trong cộng đồng xứ Nghệ. Nếu được công nhận, dân ca Ví, Giặm sẽ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
M.Triết
Đã từ lâu, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân xứ Nghệ. Sự độc đáo ở dân ca Ví, Giặm là diễn viên không chỉ hát hay những làn điệu, mà còn phải tự sáng tác lời. Hơn thế nữa, lời hát lại còn phải sáng tác nhanh để có thể đối đáp tại chỗ. Điều đó đòi hỏi diễn viên phải thật sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, như phải có năng khiếu về văn chương, phải tài ứng khẩu, phải uyên thâm về chữ nghĩa, sử học, triết học, phải tận tường về đạo lý cuộc sống. Vậy nhưng ít ai biết được nhiều nghệ nhân xuất thân không phải dòng dõi quý tộc, được tường tận văn chương chữ nghĩa mà chủ yếu là những lao động chân lấm tay bùn, những người nông dân chất phác. Họ sáng tác, múa hát là để thỏa nỗi đam mê, những ca từ dân giã, thường ngày, len lỏi trong đời sống của họ, giờ đây họ thể hiện ra bằng lời hát để khuyên răn, dạy bảo con cháu nên người.
Khi mỗi lời hát cất lên, những làn điệu dân ca Ví, Giặm thâm ý chỉ bộc lộ nửa chừng, nửa thâm tình còn lại bị người hát ý tứ dấu vào đâu đó, lẩn khuất trong không gian, trong cỏ hoa, sông núi, trăng sao, đất trời… Đó là cái hay, cái độc đáo và có cái gì đó "níu kéo” của loại hình nghệ thuật này. Những làn điệu da diết, lời hát sâu sắc, đấu trí tài tình, yêu thương chân tình, kết cục có hậu, đó là lý do vì sao Ví, Giặm có sức cuốn hút người nghe, bất phân đẳng cấp. Để rồi khi người trai trẻ vì xã tắc giang sơn mà ra đi không về, phường vải ở lại vẫn tha thiết đợi chờ, thủy chung trọn đời "Nước chảy cho đá trôi nghiêng / Chàng lo chung thiên hạ, thiếp sầu riêng một mình”.
Thực hành thường xuyên trong cộng đồng
Từng ấy cũng đủ để nói lên giá trị văn hóa cực kỳ to lớn mà dân ca Ví, Giặm mang lại cho đời sống của người dân xứ Nghệ qua bao đời nay. Bác Võ Trọng Thìn – CLB Dân ca tại xóm 4, xã Ngọc Sơn, Thanh Chương – Nghệ An chia sẻ: "Dân ca Ví, Giặm dù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay không thì nó cũng đã ăn sâu vào máu của người dân như chúng tôi, nó đã kéo được mọi tầng lớp lại với nhau”.
Đồng tình với quan điểm trên, NSND Trịnh Thị Hồng Lựu – Phó Giám đốc Nhà hát Dân ca Nghệ An cho biết: Điều đặc biệt của dân ca xứ Nghệ trong nhiều năm trở lại đây chính là đã tạo được tiếng vang cho bạn bè trên toàn thế giới. Từ năm 1998, tới nay tỉnh Nghệ An đã có Đề án đưa dân ca Ví, Giặm vào trường học và đã cho ra lò nhiều tài năng. Hiện nay, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động và gìn giữ dân ca Ví, Giặm được tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rất quan tâm. Vì thế cho dù có kịp được công nhận ở kỳ họp lần thứ 9 của tổ chức UNESCO hay không, thì loại hình dân ca Ví, Giặm đã, đang và sẽ là nét văn hóa không thể thiếu của người dân vùng đất nắng gió này.
Hiện nay, 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có 51 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm với sự tham gia sinh hoạt của hơn 800 nghệ nhân và nhiều cá nhân. Thông qua các kỳ liên hoan, hội diễn, các CLB này cũng đã dần hoàn thiện tổ chức và hoạt động thường xuyên. Nhằm giúp các CLB hoạt động hiệu quả hơn, thời gian qua, các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ (Nghệ An) và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống (Hà Tĩnh) cũng đã trực tiếp xuống cơ sở tham gia truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Giặm, để giá trị của một loại hình nghệ thuật dân gian có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Buổi tập luyện của CLB dân ca Ví, Giặm xã Ngọc Sơn,
huyện Thanh Chương
Nghệ thuật ứng tác tuyệt vời của dân gian Nếu được vinh danh, Dân ca Ví, Giặm sẽ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam
GS.TS Nguyễn Chí Bền- Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; thành viên trong Hội đồng lập hồ sơ dân ca Ví, Giặm cho biết, hồ sơ Ví, Giặm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà UNESCO đặt ra đối với các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, giá trị nổi bật của dân ca Ví, Giặm là sức sống và sức lan truyền trong cộng đồng xứ Nghệ. Nếu được công nhận, dân ca Ví, Giặm sẽ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
M.Triết
Đã từ lâu, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân xứ Nghệ. Sự độc đáo ở dân ca Ví, Giặm là diễn viên không chỉ hát hay những làn điệu, mà còn phải tự sáng tác lời. Hơn thế nữa, lời hát lại còn phải sáng tác nhanh để có thể đối đáp tại chỗ. Điều đó đòi hỏi diễn viên phải thật sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, như phải có năng khiếu về văn chương, phải tài ứng khẩu, phải uyên thâm về chữ nghĩa, sử học, triết học, phải tận tường về đạo lý cuộc sống. Vậy nhưng ít ai biết được nhiều nghệ nhân xuất thân không phải dòng dõi quý tộc, được tường tận văn chương chữ nghĩa mà chủ yếu là những lao động chân lấm tay bùn, những người nông dân chất phác. Họ sáng tác, múa hát là để thỏa nỗi đam mê, những ca từ dân giã, thường ngày, len lỏi trong đời sống của họ, giờ đây họ thể hiện ra bằng lời hát để khuyên răn, dạy bảo con cháu nên người.
Khi mỗi lời hát cất lên, những làn điệu dân ca Ví, Giặm thâm ý chỉ bộc lộ nửa chừng, nửa thâm tình còn lại bị người hát ý tứ dấu vào đâu đó, lẩn khuất trong không gian, trong cỏ hoa, sông núi, trăng sao, đất trời… Đó là cái hay, cái độc đáo và có cái gì đó "níu kéo” của loại hình nghệ thuật này. Những làn điệu da diết, lời hát sâu sắc, đấu trí tài tình, yêu thương chân tình, kết cục có hậu, đó là lý do vì sao Ví, Giặm có sức cuốn hút người nghe, bất phân đẳng cấp. Để rồi khi người trai trẻ vì xã tắc giang sơn mà ra đi không về, phường vải ở lại vẫn tha thiết đợi chờ, thủy chung trọn đời "Nước chảy cho đá trôi nghiêng / Chàng lo chung thiên hạ, thiếp sầu riêng một mình”.
Thực hành thường xuyên trong cộng đồng
Từng ấy cũng đủ để nói lên giá trị văn hóa cực kỳ to lớn mà dân ca Ví, Giặm mang lại cho đời sống của người dân xứ Nghệ qua bao đời nay. Bác Võ Trọng Thìn – CLB Dân ca tại xóm 4, xã Ngọc Sơn, Thanh Chương – Nghệ An chia sẻ: "Dân ca Ví, Giặm dù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay không thì nó cũng đã ăn sâu vào máu của người dân như chúng tôi, nó đã kéo được mọi tầng lớp lại với nhau”.
Đồng tình với quan điểm trên, NSND Trịnh Thị Hồng Lựu – Phó Giám đốc Nhà hát Dân ca Nghệ An cho biết: Điều đặc biệt của dân ca xứ Nghệ trong nhiều năm trở lại đây chính là đã tạo được tiếng vang cho bạn bè trên toàn thế giới. Từ năm 1998, tới nay tỉnh Nghệ An đã có Đề án đưa dân ca Ví, Giặm vào trường học và đã cho ra lò nhiều tài năng. Hiện nay, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động và gìn giữ dân ca Ví, Giặm được tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rất quan tâm. Vì thế cho dù có kịp được công nhận ở kỳ họp lần thứ 9 của tổ chức UNESCO hay không, thì loại hình dân ca Ví, Giặm đã, đang và sẽ là nét văn hóa không thể thiếu của người dân vùng đất nắng gió này.
Hiện nay, 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có 51 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm với sự tham gia sinh hoạt của hơn 800 nghệ nhân và nhiều cá nhân. Thông qua các kỳ liên hoan, hội diễn, các CLB này cũng đã dần hoàn thiện tổ chức và hoạt động thường xuyên. Nhằm giúp các CLB hoạt động hiệu quả hơn, thời gian qua, các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ (Nghệ An) và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống (Hà Tĩnh) cũng đã trực tiếp xuống cơ sở tham gia truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Giặm, để giá trị của một loại hình nghệ thuật dân gian có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Theo Đại Đoàn Kết