Thời gian gần đây, nhiều người dân tại xã 135 Nghĩa Lợi tiếp tục phản ánh tới tòa soạn những sai phạm liên quan đến công tác cán bộ tại xã này.
Họ cho rằng, cán bộ xã tại xã 135 Nghĩa Lợi đã làm sai quy định của nhà nước. Trong đó, nổi lên vấn đề ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi nhận tiền “chạy việc” nhưng việc không chạy được và vị cán bộ này lại không hoàn trả lại đủ số tiền mà trước đó người dân đã đưa để “chạy việc” cho con của họ.
Tiêu biểu có trường hợp của ông Nguyễn Văn Phòng (sinh năm 1960, trú tại xóm Mít, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn). Theo phản ánh của ông Phòng, cụ thể như sau: Vào tháng 6/2011 con gái của ông Phòng, tốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An, ngành Văn thư lưu trữ nhưng chưa có việc làm. Lúc đó ông Phòng đang làm xóm trưởng xóm Mít nên trong một lần gặp ông Nguyễn Văn Quyết, hiện làm Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi (thời điểm đó làm Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi) đã đặt vấn đề với ông Phòng về vấn đề xin việc cho con ông Phòng về làm tại UBND xã Nghĩa Lợi.
Từ năm 2011, ông Phòng đã đưa 70 triệu cho ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi để lo việc cho con, việc không thành nhưng đến nay ông Phòng vẫn chưa được ông Quyết trả lại hết tiền.
“Lúc đó, ông Quyết nói đang có chính sách thu hút con em địa phương tốt nghiệp đại học, cao đẳng về địa phương làm việc nếu gia đình tôi có nhu cầu ông sẽ giúp. Cả tin vào lời ông Quyết nên tôi về bàn với gia đình để lo tiền chạy việc cho con tôi”, ông Phòng cho biết.
Đến tháng 9/2011, ông Quyết nói Phòng mang hồ sơ xin việc của con ông Phòng kèm 10 triệu đồng đưa đến cho vị cán bộ này.
“Lúc đó, ông Quyết nói 10 triệu này để ông ấy đưa cho Ủy ban xã lo việc cho con gái tôi vào làm việc”, ông Phòng tiếp tục.
Với mong muốn con sớm có việc làm nên ông Phòng đã đưa cho ông Quyết cả hồ sơ xin việc của con cùng với 10 triệu đồng như lời ông Quyết dặn. Đến tháng 2/2012, ông Phòng lại được ông Quyết thông báo phải đưa thêm 60 triệu nữa để còn lo chạy chỗ này chỗ khác cho con gái ông Phòng được vào biên chế.
Các giấy tờ cho thấy trong năm 2015, Phòng Thanh tra UBND huyện Nghĩa Đàn đã 3 lần thanh tra các sai phạm tại xã Nghĩa Lợi có liên quan đến ông Nguyễn Văn Quyết nhưng kỳ lạ thay sau đó vị cán bộ này vẫn được bầu làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã Nghĩa Lợi.
“Nhà tôi lúc đó chẳng có đủ tiền nên tôi phải đi vay mượn khắp nơi để đến đưa thêm cho ông Quyết 60 triệu đồng lo việc cho con. Sau khi nhận thêm 60 triệu đồng con tôi cũng được vào UBND xã Nghĩa Lợi làm cán bộ văn hóa nhưng chỉ là hợp đồng thời vụ. Chờ mãi không thấy con gái được vào biên chế chính thức nhiều lần tôi gặp, gọi điện hỏi ông Quyết nhưng ông viện nhiều lý do và hứa sẽ đưa con gái tôi vào biên chế”, ông Phòng cho biết thêm.
Tuy nhiên, đến khi con ông Phòng lập gia đình vẫn chỉ được làm hợp đồng thời vụ và được chuyển sang làm nhân viên đài phát thanh xã Nghĩa Lợi với mức lương hơn 900.000 đồng/tháng cho đến tận hiện nay. Mãi đến năm 2015, khi hàng loạt sai phạm của cán bộ xã Nghĩa Lợi bị người dân tố cáo và phanh phui ông Quyết mới thông báo cho ông Phòng biết con ông không đủ điều kiện để chạy vào biên chế.
Xin việc cho con không được nên sau đó, ông Phòng đã nhiều lần gọi điện, đến nhà ông Quyết để đòi lại số tiền trước đó đã đưa cho ông Quyết lo việc cho con. Nhưng mãi đến đầu năm 2016, sau nhiều lần gặp và gọi điện ông Quyết mới chịu trả lại cho ông Phòng 50 triệu đồng. Còn 20 triệu đồng còn lại ông Quyết viện lý do chưa trả được hồ sơ nên chưa lấy tiền về được.
“Trước tôi đưa cho ông Quyết 2 lần là 70 triệu đồng để chạy việc cho con như lời ông ấy dặn. Nhưng khi không lo được việc cho con tôi đòi lên đòi xuống ông ấy cũng chỉ trả cho tôi 50 triệu đồng. Số còn lại ông ấy nói chỉ còn 10 triệu nhưng chưa rút được hồ sơ con tôi về nên chưa lấy lại được tiền nên cứ khất lần mãi”, ông Phòng bức xúc nói.
Để chứng minh điều mình nói có cơ sở, ông Phòng đã cung cấp cho phóng viên các đoạn ghi âm những lần ông gặp ông Quyết để đòi lại tiền chạy việc cho con. Trong các đoạn ghi âm được ông Phòng cung cấp, đúng như ông Phòng nói ông Quyết chỉ thừa nhận cầm của ông Phòng 60 triệu lo việc cho con ông Phòng. Số tiền 10 triệu đồng ông Quyết nói đã đưa cho ủy ban chưa lấy lại được nên khất, còn 50 triệu đồng ông Quyết giữ lại khi nào được việc mới đưa ra chi cho các nơi cần. Nhưng sau không được việc, 50 triệu ông Quyết giữ đã trả lại ông Phòng vào đầu năm 2016.
Không những vậy các đoạn ghi âm ông Quyết còn trách móc ông Phòng khi chuyện chạy việc là chuyện tế nhị không nên nói cho ai nhưng ông Phòng lại để cho nhiều người biết. Ông Quyết cũng kể công với ông Phòng là chỗ thân tình mới nhận lời giúp và vị cán bộ này cũng đã phải tốn kém đi gặp ông này bà kia để lo việc cho con ông Phòng nhưng không thành. Việc một cán bộ đứng đầu một địa phương lại nhận tiền chạy việc như phản ánh của người dân là vi phạm pháp luật. Trắng đen của sự việc mong sớm có câu trả lời của các cơ quan chức năng huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Nghệ An????
Thanh tra nửa vời
Các vấn đề về các khoản lạm thu, bớt xén tiền xóa nhà tranh tre nứa lá các hộ nghèo vùng 135 và năm sinh của ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi nêu trong các bài viết trước mặc dù từ năm 2014 sau khi có tố cáo của người dân UBND huyện Nghĩa Đàn đã cho cán bộ về thanh tra. Tuy nhiên, kỳ lạ là sau hàng loạt vấn đề như vậy nhưng trong kỳ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp 2016 vừa qua ông Quyết lại được bầu làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch hội đồng nhân dân xã Nghĩa Lợi.
Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó Chánh Thanh tra huyện Nghĩa Đàn, do lần đầu khi người dân tố cáo 16 sai phạm tại xã Nghĩa Lợi là trước thời điểm Đại hội Đảng nhưng có vấn đề sau thanh tra thấy đúng một phần, một số nội dung không đúng nên chỉ đề xuất mức nhắc nhở chứ không kỷ luật ông Quyết.
Còn các vấn đề gian lận tuổi, việc đứng đầu một địa phương nhưng để xảy ra việc ém tiền xóa nhà tranh tre dột nát của các hộ dân 135 của ông Nguyễn Văn Quyết sau khi tiếp tục có đơn tố cáo lần 2 của người dân mới thanh tra. Lần thanh tra này Thanh tra huyện Nghĩa Đàn có đề xuất kỷ luật với ông Quyết. Tuy nhiên, theo bà Nga thì lúc đó, xã Nghĩa Lợi đã Đại hội Đảng và ông Quyết đã làm Bí thư Đảng ủy xã. Nhưng qua điều tra của phóng viên thì chỉ trong năm 2015, Thanh tra huyện Nghĩa Đàn đã có tới 3 lần thanh tra các sai phạm tại xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn.
Người dân xã 135 Nghĩa Lợi còn nghèo nhưng nhiều năm qua đã phải gánh vô số các khoản thu trái quy định nhưng Thanh tra UBND huyện Nghĩa Đàn lại chỉ thanh tra 4 khoản thu thấp nhất trong tất cả các khoản thu.
Còn hàng loạt khoản thu sai quy định đè nặng lên đôi vai người dân xã 135 Nghĩa Lợi trong thời gian dài theo bà Nga do người dân lúc đó chỉ tố 4 loại quỹ gồm: Bảo trợ trẻ em, phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng và đền ơn đáp nghĩa nên Phòng Thanh tra huyện Nghĩa Đàn chỉ thanh tra 4 khoản thu trên. Còn với các khoản thu khác thì không thanh tra bởi người dân không tố cáo. Trong khi đó, qua tìm hiểu của phóng viên 4 khoản thu đã thanh tra như bà Nga nêu thì lại là 4 khoản thu có mức thu thấp nhất. Trong đó, các khoản thu khác lên đến cả trăm nghìn đồng một khoản lại không được thanh tra.
Vậy với những khoản thu lớn đè lên gánh nặng người dân nghèo, trong số đó đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số Thái và Thổ thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Số tiền thu sai khi nào mới được hoàn trả cho người dân? Số tiền hoàn trả cho người dân sẽ lấy từ đâu ra? Đó là những vấn đề có lẽ chính quyền huyện Nghĩa Đàn cần sớm có câu trả lời.
Vấn đề con trai của ông Nguyễn Văn Quyết là Nguyễn Tiến Mạnh không đủ điều kiện theo quy định nhưng vẫn được UBND huyện Nghĩa Đàn đặc cách, ưu ái giữ nguyên chức vụ và được cử đi học như trước đó đã nêu. Nhưng qua làm việc với ông Nguyễn Viết Thắng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi, vị cán bộ này thừa nhận ở địa phương có những người đã thực hiện xong nghĩa vụ quân sự và có những dân quân nòng cốt ở địa phương có trình độ văn hóa đã tốt nghiệp THPT trở lên.
Vậy câu hỏi đặt ra tại sao những người đủ điều kiện theo quy định như vậy không được UBND xã Nghĩa Lợi và UBND huyện Nghĩa Đàn kêu gọi vào để bổ nhiệm vị trí Chỉ huy phó Ban quân sự xã Nghĩa Lợi mà lại đem một người hoàn toàn không đủ điều kiện để đảm nhiệm chức vụ trên và còn được cử đi học trung cấp quân sự?
Về các vấn đề trên chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ ở các kỳ tới.
Họ cho rằng, cán bộ xã tại xã 135 Nghĩa Lợi đã làm sai quy định của nhà nước. Trong đó, nổi lên vấn đề ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi nhận tiền “chạy việc” nhưng việc không chạy được và vị cán bộ này lại không hoàn trả lại đủ số tiền mà trước đó người dân đã đưa để “chạy việc” cho con của họ.
Tiêu biểu có trường hợp của ông Nguyễn Văn Phòng (sinh năm 1960, trú tại xóm Mít, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn). Theo phản ánh của ông Phòng, cụ thể như sau: Vào tháng 6/2011 con gái của ông Phòng, tốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An, ngành Văn thư lưu trữ nhưng chưa có việc làm. Lúc đó ông Phòng đang làm xóm trưởng xóm Mít nên trong một lần gặp ông Nguyễn Văn Quyết, hiện làm Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi (thời điểm đó làm Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi) đã đặt vấn đề với ông Phòng về vấn đề xin việc cho con ông Phòng về làm tại UBND xã Nghĩa Lợi.
Từ năm 2011, ông Phòng đã đưa 70 triệu cho ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi để lo việc cho con, việc không thành nhưng đến nay ông Phòng vẫn chưa được ông Quyết trả lại hết tiền.
“Lúc đó, ông Quyết nói đang có chính sách thu hút con em địa phương tốt nghiệp đại học, cao đẳng về địa phương làm việc nếu gia đình tôi có nhu cầu ông sẽ giúp. Cả tin vào lời ông Quyết nên tôi về bàn với gia đình để lo tiền chạy việc cho con tôi”, ông Phòng cho biết.
Đến tháng 9/2011, ông Quyết nói Phòng mang hồ sơ xin việc của con ông Phòng kèm 10 triệu đồng đưa đến cho vị cán bộ này.
“Lúc đó, ông Quyết nói 10 triệu này để ông ấy đưa cho Ủy ban xã lo việc cho con gái tôi vào làm việc”, ông Phòng tiếp tục.
Với mong muốn con sớm có việc làm nên ông Phòng đã đưa cho ông Quyết cả hồ sơ xin việc của con cùng với 10 triệu đồng như lời ông Quyết dặn. Đến tháng 2/2012, ông Phòng lại được ông Quyết thông báo phải đưa thêm 60 triệu nữa để còn lo chạy chỗ này chỗ khác cho con gái ông Phòng được vào biên chế.
Các giấy tờ cho thấy trong năm 2015, Phòng Thanh tra UBND huyện Nghĩa Đàn đã 3 lần thanh tra các sai phạm tại xã Nghĩa Lợi có liên quan đến ông Nguyễn Văn Quyết nhưng kỳ lạ thay sau đó vị cán bộ này vẫn được bầu làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã Nghĩa Lợi.
“Nhà tôi lúc đó chẳng có đủ tiền nên tôi phải đi vay mượn khắp nơi để đến đưa thêm cho ông Quyết 60 triệu đồng lo việc cho con. Sau khi nhận thêm 60 triệu đồng con tôi cũng được vào UBND xã Nghĩa Lợi làm cán bộ văn hóa nhưng chỉ là hợp đồng thời vụ. Chờ mãi không thấy con gái được vào biên chế chính thức nhiều lần tôi gặp, gọi điện hỏi ông Quyết nhưng ông viện nhiều lý do và hứa sẽ đưa con gái tôi vào biên chế”, ông Phòng cho biết thêm.
Tuy nhiên, đến khi con ông Phòng lập gia đình vẫn chỉ được làm hợp đồng thời vụ và được chuyển sang làm nhân viên đài phát thanh xã Nghĩa Lợi với mức lương hơn 900.000 đồng/tháng cho đến tận hiện nay. Mãi đến năm 2015, khi hàng loạt sai phạm của cán bộ xã Nghĩa Lợi bị người dân tố cáo và phanh phui ông Quyết mới thông báo cho ông Phòng biết con ông không đủ điều kiện để chạy vào biên chế.
Xin việc cho con không được nên sau đó, ông Phòng đã nhiều lần gọi điện, đến nhà ông Quyết để đòi lại số tiền trước đó đã đưa cho ông Quyết lo việc cho con. Nhưng mãi đến đầu năm 2016, sau nhiều lần gặp và gọi điện ông Quyết mới chịu trả lại cho ông Phòng 50 triệu đồng. Còn 20 triệu đồng còn lại ông Quyết viện lý do chưa trả được hồ sơ nên chưa lấy tiền về được.
“Trước tôi đưa cho ông Quyết 2 lần là 70 triệu đồng để chạy việc cho con như lời ông ấy dặn. Nhưng khi không lo được việc cho con tôi đòi lên đòi xuống ông ấy cũng chỉ trả cho tôi 50 triệu đồng. Số còn lại ông ấy nói chỉ còn 10 triệu nhưng chưa rút được hồ sơ con tôi về nên chưa lấy lại được tiền nên cứ khất lần mãi”, ông Phòng bức xúc nói.
Để chứng minh điều mình nói có cơ sở, ông Phòng đã cung cấp cho phóng viên các đoạn ghi âm những lần ông gặp ông Quyết để đòi lại tiền chạy việc cho con. Trong các đoạn ghi âm được ông Phòng cung cấp, đúng như ông Phòng nói ông Quyết chỉ thừa nhận cầm của ông Phòng 60 triệu lo việc cho con ông Phòng. Số tiền 10 triệu đồng ông Quyết nói đã đưa cho ủy ban chưa lấy lại được nên khất, còn 50 triệu đồng ông Quyết giữ lại khi nào được việc mới đưa ra chi cho các nơi cần. Nhưng sau không được việc, 50 triệu ông Quyết giữ đã trả lại ông Phòng vào đầu năm 2016.
Không những vậy các đoạn ghi âm ông Quyết còn trách móc ông Phòng khi chuyện chạy việc là chuyện tế nhị không nên nói cho ai nhưng ông Phòng lại để cho nhiều người biết. Ông Quyết cũng kể công với ông Phòng là chỗ thân tình mới nhận lời giúp và vị cán bộ này cũng đã phải tốn kém đi gặp ông này bà kia để lo việc cho con ông Phòng nhưng không thành. Việc một cán bộ đứng đầu một địa phương lại nhận tiền chạy việc như phản ánh của người dân là vi phạm pháp luật. Trắng đen của sự việc mong sớm có câu trả lời của các cơ quan chức năng huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Nghệ An????
Thanh tra nửa vời
Các vấn đề về các khoản lạm thu, bớt xén tiền xóa nhà tranh tre nứa lá các hộ nghèo vùng 135 và năm sinh của ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lợi nêu trong các bài viết trước mặc dù từ năm 2014 sau khi có tố cáo của người dân UBND huyện Nghĩa Đàn đã cho cán bộ về thanh tra. Tuy nhiên, kỳ lạ là sau hàng loạt vấn đề như vậy nhưng trong kỳ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp 2016 vừa qua ông Quyết lại được bầu làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch hội đồng nhân dân xã Nghĩa Lợi.
Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó Chánh Thanh tra huyện Nghĩa Đàn, do lần đầu khi người dân tố cáo 16 sai phạm tại xã Nghĩa Lợi là trước thời điểm Đại hội Đảng nhưng có vấn đề sau thanh tra thấy đúng một phần, một số nội dung không đúng nên chỉ đề xuất mức nhắc nhở chứ không kỷ luật ông Quyết.
Còn các vấn đề gian lận tuổi, việc đứng đầu một địa phương nhưng để xảy ra việc ém tiền xóa nhà tranh tre dột nát của các hộ dân 135 của ông Nguyễn Văn Quyết sau khi tiếp tục có đơn tố cáo lần 2 của người dân mới thanh tra. Lần thanh tra này Thanh tra huyện Nghĩa Đàn có đề xuất kỷ luật với ông Quyết. Tuy nhiên, theo bà Nga thì lúc đó, xã Nghĩa Lợi đã Đại hội Đảng và ông Quyết đã làm Bí thư Đảng ủy xã. Nhưng qua điều tra của phóng viên thì chỉ trong năm 2015, Thanh tra huyện Nghĩa Đàn đã có tới 3 lần thanh tra các sai phạm tại xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn.
Người dân xã 135 Nghĩa Lợi còn nghèo nhưng nhiều năm qua đã phải gánh vô số các khoản thu trái quy định nhưng Thanh tra UBND huyện Nghĩa Đàn lại chỉ thanh tra 4 khoản thu thấp nhất trong tất cả các khoản thu.
Còn hàng loạt khoản thu sai quy định đè nặng lên đôi vai người dân xã 135 Nghĩa Lợi trong thời gian dài theo bà Nga do người dân lúc đó chỉ tố 4 loại quỹ gồm: Bảo trợ trẻ em, phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng và đền ơn đáp nghĩa nên Phòng Thanh tra huyện Nghĩa Đàn chỉ thanh tra 4 khoản thu trên. Còn với các khoản thu khác thì không thanh tra bởi người dân không tố cáo. Trong khi đó, qua tìm hiểu của phóng viên 4 khoản thu đã thanh tra như bà Nga nêu thì lại là 4 khoản thu có mức thu thấp nhất. Trong đó, các khoản thu khác lên đến cả trăm nghìn đồng một khoản lại không được thanh tra.
Vậy với những khoản thu lớn đè lên gánh nặng người dân nghèo, trong số đó đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số Thái và Thổ thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Số tiền thu sai khi nào mới được hoàn trả cho người dân? Số tiền hoàn trả cho người dân sẽ lấy từ đâu ra? Đó là những vấn đề có lẽ chính quyền huyện Nghĩa Đàn cần sớm có câu trả lời.
Vấn đề con trai của ông Nguyễn Văn Quyết là Nguyễn Tiến Mạnh không đủ điều kiện theo quy định nhưng vẫn được UBND huyện Nghĩa Đàn đặc cách, ưu ái giữ nguyên chức vụ và được cử đi học như trước đó đã nêu. Nhưng qua làm việc với ông Nguyễn Viết Thắng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi, vị cán bộ này thừa nhận ở địa phương có những người đã thực hiện xong nghĩa vụ quân sự và có những dân quân nòng cốt ở địa phương có trình độ văn hóa đã tốt nghiệp THPT trở lên.
Vậy câu hỏi đặt ra tại sao những người đủ điều kiện theo quy định như vậy không được UBND xã Nghĩa Lợi và UBND huyện Nghĩa Đàn kêu gọi vào để bổ nhiệm vị trí Chỉ huy phó Ban quân sự xã Nghĩa Lợi mà lại đem một người hoàn toàn không đủ điều kiện để đảm nhiệm chức vụ trên và còn được cử đi học trung cấp quân sự?
Về các vấn đề trên chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ ở các kỳ tới.
Theo KD&PL