6 hộ dân xóm 1 (xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đang đòi lại khoản tiền 800 triệu tự nguyện nộp lại cho xóm để phục vụ công ích trước đó, do nhiều hộ khác cùng xóm đòi được chia khoản tiền này.
Cánh đồng Đập Mảnh - nơi 6 hộ dân khai hoang từ năm 1993. ẢNH PHAN NGỌCBà Cao Thị Phượng (56 tuổi, ngụ tại xóm 1, xã Diễn Thành) cho biết năm 1993, gia đình bà cùng 5 hộ dân khác trong xóm cùng nhau khai hoang rồi trồng lúa trên cánh đồng tại khu vực đập Mảnh (thuộc xã Diễn Ngọc, giáp xã Diễn Thành).
Vốn là vùng lầy, bùn sục ngang tới bụng, nên cả 6 hộ canh tác tại mảnh đất này đều không phải nộp tiền sản lượng hàng năm. Năm nào được mùa thì trích một ít góp vào quỹ của xóm 1 để chi cho các hoạt động chung. Bản thân các hộ cũng không biết khu vực khai hoang thuộc đất của xã Diễn Thành hay xã Diễn Ngọc.
Đầu 2016, khu đất này được đưa vào diện quy hoạch làm dự án. Sau khi được Công ty TNHH Việt Tiến bồi thường về đất, công khai hoang, hoa màu trên đất với tổng số tiền gần 1,6 tỉ đồng, 6 hộ dân có công khai hoang đã lần lượt trích một nửa tiền nhận được nộp lại cho xóm trưởng xóm 1.
“Trước khi nhận được tiền, cả xóm họp và thống nhất cho chúng tôi hưởng 50% số tiền, nửa còn lại nộp về xóm. Đây là mảnh đất chúng tôi khai hoang từ năm 1993 và canh tác cho đến nay. Theo thông lệ, những năm trước và theo ý kiến họp dân của xóm thì chúng tôi cũng đồng ý nộp lại thôi”, bà Phượng nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hồ Công Lực, xóm trưởng xóm 1, cho biết số tiền trên là do các hộ dân tự nguyện đem đến nộp lại cho xóm theo thỏa thuận từ trước. Sau khi nhận gần 800 triệu đồng đền bù đất từ 6 hộ dân, xóm này đã chi 300 triệu để xây dựng các công trình công cộng của xóm.
Bà Hồ Thị Tâm, Chủ tịch UBND xã Diễn Thành, cũng cho rằng cả 6 hộ dân đều thừa nhận tự nguyện đem một nửa số tiền nhận được nộp lại cho xóm theo thỏa thuận từ trước. Tuy nhiên, sau khi một số người dân ở xóm 1 yêu cầu chia nhỏ số tiền trên theo khẩu chứ không để chi dùng vào việc chung của xóm thì cả 6 hộ không đồng ý và đòi lại số tiền trên. Chính quyền xã Diễn Thành cũng đã mời đại diện xóm 1 và các hộ dân lên làm việc, thỏa thuận lại với nhau nhưng không tìm được tiếng nói chung.
“Họ bức xúc vì muốn để số tiền này làm các công trình phúc lợi chứ chia nhỏ thì tuyệt đối không cho. Trước tình hình trên, chúng tôi đã yêu cầu xóm 1 giữ nguyên số tiền còn lại, chờ đến khi có kết luận chính thức của UBND xã mới được xử lý tiếp”, bà Tâm nói.
Cánh đồng Đập Mảnh - nơi 6 hộ dân khai hoang từ năm 1993. ẢNH PHAN NGỌC
Vốn là vùng lầy, bùn sục ngang tới bụng, nên cả 6 hộ canh tác tại mảnh đất này đều không phải nộp tiền sản lượng hàng năm. Năm nào được mùa thì trích một ít góp vào quỹ của xóm 1 để chi cho các hoạt động chung. Bản thân các hộ cũng không biết khu vực khai hoang thuộc đất của xã Diễn Thành hay xã Diễn Ngọc.
Đầu 2016, khu đất này được đưa vào diện quy hoạch làm dự án. Sau khi được Công ty TNHH Việt Tiến bồi thường về đất, công khai hoang, hoa màu trên đất với tổng số tiền gần 1,6 tỉ đồng, 6 hộ dân có công khai hoang đã lần lượt trích một nửa tiền nhận được nộp lại cho xóm trưởng xóm 1.
“Trước khi nhận được tiền, cả xóm họp và thống nhất cho chúng tôi hưởng 50% số tiền, nửa còn lại nộp về xóm. Đây là mảnh đất chúng tôi khai hoang từ năm 1993 và canh tác cho đến nay. Theo thông lệ, những năm trước và theo ý kiến họp dân của xóm thì chúng tôi cũng đồng ý nộp lại thôi”, bà Phượng nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hồ Công Lực, xóm trưởng xóm 1, cho biết số tiền trên là do các hộ dân tự nguyện đem đến nộp lại cho xóm theo thỏa thuận từ trước. Sau khi nhận gần 800 triệu đồng đền bù đất từ 6 hộ dân, xóm này đã chi 300 triệu để xây dựng các công trình công cộng của xóm.
Bà Hồ Thị Tâm, Chủ tịch UBND xã Diễn Thành, cũng cho rằng cả 6 hộ dân đều thừa nhận tự nguyện đem một nửa số tiền nhận được nộp lại cho xóm theo thỏa thuận từ trước. Tuy nhiên, sau khi một số người dân ở xóm 1 yêu cầu chia nhỏ số tiền trên theo khẩu chứ không để chi dùng vào việc chung của xóm thì cả 6 hộ không đồng ý và đòi lại số tiền trên. Chính quyền xã Diễn Thành cũng đã mời đại diện xóm 1 và các hộ dân lên làm việc, thỏa thuận lại với nhau nhưng không tìm được tiếng nói chung.
“Họ bức xúc vì muốn để số tiền này làm các công trình phúc lợi chứ chia nhỏ thì tuyệt đối không cho. Trước tình hình trên, chúng tôi đã yêu cầu xóm 1 giữ nguyên số tiền còn lại, chờ đến khi có kết luận chính thức của UBND xã mới được xử lý tiếp”, bà Tâm nói.
Theo Phan Ngọc (Thanhnien.vn)