• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Dày sừng nang lông phát sinh do đâu

malum

Thành Viên Quen Thuộc
Dày sừng nang lông là bệnh lý tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại khiến chị em tự ti, mặc cảm và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt. Do đó, bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân bị bệnh dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh
Dày sừng nang lông phát sinh do vi khuẩn như tụ cầu vàng (STAPHYLOCO CCUS AUREUS) và một số trường hợp do nấm gây viêm nang lông cấp tính hoặc một số yếu tố sinh bệnh như: dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất…

Biểu hiện của căn bệnh này là nổi mụn mủ hoặc sẩn, mụn mủ ở nang lông, xung quanh có quầng viêm đỏ, nhìn kỹ thấy sợi lông xuyên qua ở giữa, thường gặp ở da đầu, mặt, nách, lông mày.. rất ngứa. Nếu bệnh viêm nang lông ở đầu, mặt: là các sẩn mụn đỏ, có khi loang khắp đầu, mặt, nách, lông mu… nếu viêm nang lông ở râu (Sycosis) bệnh sẽ nặng lên sau mỗi lần cạo râu. Tại các vị trí như duỗi cánh tay, đùi, cẳng chân… cũng dễ bị dày sừng nang lông.

Cách chữa trị dày sừng nang lông

Bạn có thể sử dụng kem bôi đặc trị hoặc uống vitamin A liều cao
Việc điều trị chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, tức là làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát nên bạn cần thực hiện những điều sau:

– Bạn uống nhiều vitamin A hoặc bôi các thuốc bôi tiêu sừng như Retinol, Retinaldehyde, Tretinoin… Tuy nhiên việc bôi các hóa chất này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa…

– Ngoài ra bạn cũng nên dùng thuốc uống phối hợp thuốc bôi trong một khoảng thời gian nhất định và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

– Sau khi tổn thương giảm nhiều, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng các thuốc bôi tiêu sừng nhẹ chứa AHAs (lactic acid, Glycolic acid…), Salicylic acid, Resorcinol… hoặc các chất giữ ẩm chứa Urea, Glycerin… nhằm giúp làn da mềm mại hơn.


Làn da sẽ trở lên mềm mịn và không còn mụn nhọt nhờ chữa trị đúng cách
– Không dùng xà bông tắm bởi vì tính kiềm của xà bông sẽ gây kích thích da, bạn nên dùng các sản phẩm sữa tắm giữ ẩm không mang tính xà bông như Cetaphil, Saforell…

– Đặc biệt là hạn chế tối đa việc cọ xát trên bề mặt da tổn thương bởi vì động tác này sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Bản thân của bệnh không gây ngứa. Như đã nói ở trên, do tác dụng phụ của một số thuốc bôi điều trị có thể gây da khô, ngứa, đỏ, tróc vảy… Do đó khi xảy ra tình trạng này thì bạn nên tái khám tại các cơ sở chuyên khoa để có thể được kê toa thêm thuốc uống giảm ngứa (kháng Histamin) hoặc thuốc bôi giảm viêm – dịu da như các chế phẩm Corticosteroid nhẹ.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top