Khi mẹ bị tai nạn không thể qua khỏi, dù rất đau đớn nhưng cô con gái đã đồng ý ký vào bản cam kết để hiến tạng của mẹ với mong muốn nhiều người sẽ có cơ hội được sống.
Đó là hành động đầy nhân văn, cao đẹp của em Nguyễn Thị Sáng (19 tuổi) ở thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Thế nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện đầy nước mắt về số phận, hoàn cảnh của gia đình em….
“Hiến tạng để người khác có cơ hội được sống”
Ngày 8/4, chúng tôi tìm về nhà anh Nguyễn Tiến Đường, ở xóm Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên). Hiện 3 chị em Nguyễn Thị Sáng (19 tuổi), Nguyễn Thị Lương (17 tuổi) và Nguyễn Ngọc Thùy (hơn 1 tuổi) đang sống cùng với cậu Đường.
Ba chị em Sáng giờ đang phải nương nhờ vào người cậu ruột ở xã Cẩm NhượngTrên gương mặt của 3 chị em cũng như anh em, hàng xóm vẫn còn hiện rõ nỗi đau đớn trước sự ra đi của chị Liễu.
Sau một hồi trầm tư, Sáng mới kể cho chúng tôi nghe về hành động dũng cảm, đầy nhân văn của mình.
Sáng kể: vào ngày 19/3, mẹ Sáng đang trên đường đi làm về, phía sau chở cô con gái út mới hơn 1 tuổi thì gặp nạn. Chị Liễu bị một xe máy đi ngược chiều đâm phải. Sau cú va chạm mạnh rất may cô con gái út mới hơn 1 tuổi chỉ bị thương nhẹ nhưng chị Liễu thì bị văng ra đường và bị thương nặng.
“Khi đó, em đang làm việc thì nhận được tin mẹ bị tai nạn phải đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Em đau đớn khi nghe bác sĩ thông báo về tình trạng của mẹ. Và sau đó hai ngày thì mẹ em mất”, Sáng đau đớn nhớ lại giây phút ấy.
“Lúc đó mẹ em trong tình trạng hôn mê nên đến khi mất mẹ cũng không nói được với chúng em câu nào cả”, nói tới đây thì Sáng và người em gái bật khóc nức nở.
Chị em Sáng cho biết, lúc chị Liễu còn sống dù cuộc sống khó khăn nhưng chị luôn làm việc tốt và dạy con cái hãy sống tốt, có ý nghĩa.
Em Sáng tin rằng ở dưới chín suối, mẹ sẽ hiểu cho việc làm của mìnhSáng cho biết: “Trong thời gian ngắn ngủi ở cùng mẹ trong bệnh viện em thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn rơi vào cảnh tuyệt vọng vì không đủ kinh phí hay mua tạng để thay. Lúc mẹ em mất, em đã suy nghĩ một lúc và em đã đồng ý hiến tạng mẹ cho y học”.
“Lúc đó em có gọi cho em gái của em nhưng nó chỉ khóc chứ không biết nói gì cả. Em muốn hiến tạng mẹ để người khác có cơ hội được sống. Em nghĩ mẹ ở dưới chín suối cũng sẽ hiểu cho chúng em”.
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi, động viên và gửi Thư Khen và quà của Chủ tịch nước cho em Nguyễn Thị SángHành động đầy nhân văn, đẹp đẽ ấy của em Sáng đã nhận được nhiều lời khen ngợi, cảm phục. Và mới đây Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi Thư khen em Sáng vì hành động nhân văn, cao cả ấy.
Cuộc đời đẫm nước mắt
Đằng sau hành động dũng cảm, nhân văn ấy là cả một câu chuyện đầy nước mắt về số phận, hoàn cảnh của gia đình em….
Trong căn nhà nhỏ 2 gian tuềnh toàng, anh Nguyễn Tiến Đường, anh trai của chị Liễu đã kể về cuộc đời đẫm nước mắt của người em gái cũng như 3 đứa cháu của mình.
Nỗi đau không nói nên lời của anh Đường khi nghĩ về các cháu, cũng như cuộc đời của mình“Số con Liễu khổ và lận đận lắm. Sau khi lấy chồng, chúng nó đưa nhau vào Đắk Nông lập nghiệp. Khi sinh được 2 cháu là Sáng và Lương thì vợ chồng chúng nó bỏ nhau. Sau này, nó lấy một người khác, sinh được cháu Thùy. Nhưng người chồng này rất vũ phu. Nó đã phải chạy trốn chồng rất nhiều lần. Đến cuối năm 2015 thì nó phải mang theo con chạy trốn xuống Bình Dương. Được một thời gian thì nó gặp nạn”, anh Đường cố giấu những giọt nước mắt nhưng giọng nói nghẹn ngào không thành lời.
Hoàn cảnh khó khăn, sóng gió nên 2 chị em Sáng cũng phải nghỉ học giữa chừng. Sáng thì học hết lớp 12, còn Lương thì mới xong lớp 10 thì phải nghỉ.
Sau khi mẹ mất, 3 chị em Sáng đã ra ở với người cậu ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.
“Bố mẹ em đã bỏ nhau rồi, giờ dượng của em cũng hay uống rượu, nạt nộ nên cháu không dám sống với dượng. Cháu ra đây ở với cậu Đường, chỉ mong cuộc sống của 3 chị em sẽ tốt hơn”, em Lương cho biết.
Ba chị em Sáng bên di ảnh của mẹThế nhưng cuộc sống của người cậu cũng éo le, hoàn cảnh. Vợ bỏ đi cách đây 17 năm. Anh sống cảnh “gà trống nuôi con” suốt 17 năm bằng nghề đi làm nghề mộc thuê. Hiện đứa con đầu đang đi làm công nhân trong miền Nam, một đứa đang học lớp 11.
Anh Nguyễn Tiến Đường (cậu ruột của Sáng) tâm sự: “Vợ tôi cũng bỏ nhà đi 17 năm nay rồi. Giờ tôi phải lo thêm cho 3 cháu nữa, không biết có lo nổi cho chúng không? Nhưng tôi sẽ làm tất cả có thể để lo cho các cháu”.
“Lúc trước do hoàn cảnh khó khăn nên em đã tạm xin nghỉ học. Sau đó mẹ của em cũng đã viết đơn gửi nhà trường để xin cho em đi học lại. Nhưng em chưa trở lại trường thì mẹ em không còn nữa. Em rất muốn đi học trở lại”, em Lương mong muốn.
Trong căn nhà nhỏ, hình ảnh 3 đứa trẻ đầu chít khăn tang ngơ ngác bên di ảnh của mẹ. Rồi bóng dáng khắc khổ, u sầu của người cậu cứ ám ảnh trong tâm trí chúng tôi. Bây giờ những con người “khốn khổ” ấy chỉ biết quanh quẩn trong “túp lều” ấy, bấu víu, nương tựa nhau để sống qua ngày.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
- Em Nguyễn Thị Sáng (19 tuổi, đang sống với người cậu Nguyễn Tiến Đường) ở thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
- Số ĐT: 0163.348.8380.
Đó là hành động đầy nhân văn, cao đẹp của em Nguyễn Thị Sáng (19 tuổi) ở thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Thế nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện đầy nước mắt về số phận, hoàn cảnh của gia đình em….
“Hiến tạng để người khác có cơ hội được sống”
Ngày 8/4, chúng tôi tìm về nhà anh Nguyễn Tiến Đường, ở xóm Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên). Hiện 3 chị em Nguyễn Thị Sáng (19 tuổi), Nguyễn Thị Lương (17 tuổi) và Nguyễn Ngọc Thùy (hơn 1 tuổi) đang sống cùng với cậu Đường.
Ba chị em Sáng giờ đang phải nương nhờ vào người cậu ruột ở xã Cẩm Nhượng
Sau một hồi trầm tư, Sáng mới kể cho chúng tôi nghe về hành động dũng cảm, đầy nhân văn của mình.
Sáng kể: vào ngày 19/3, mẹ Sáng đang trên đường đi làm về, phía sau chở cô con gái út mới hơn 1 tuổi thì gặp nạn. Chị Liễu bị một xe máy đi ngược chiều đâm phải. Sau cú va chạm mạnh rất may cô con gái út mới hơn 1 tuổi chỉ bị thương nhẹ nhưng chị Liễu thì bị văng ra đường và bị thương nặng.
“Khi đó, em đang làm việc thì nhận được tin mẹ bị tai nạn phải đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Em đau đớn khi nghe bác sĩ thông báo về tình trạng của mẹ. Và sau đó hai ngày thì mẹ em mất”, Sáng đau đớn nhớ lại giây phút ấy.
“Lúc đó mẹ em trong tình trạng hôn mê nên đến khi mất mẹ cũng không nói được với chúng em câu nào cả”, nói tới đây thì Sáng và người em gái bật khóc nức nở.
Chị em Sáng cho biết, lúc chị Liễu còn sống dù cuộc sống khó khăn nhưng chị luôn làm việc tốt và dạy con cái hãy sống tốt, có ý nghĩa.
Em Sáng tin rằng ở dưới chín suối, mẹ sẽ hiểu cho việc làm của mình
“Lúc đó em có gọi cho em gái của em nhưng nó chỉ khóc chứ không biết nói gì cả. Em muốn hiến tạng mẹ để người khác có cơ hội được sống. Em nghĩ mẹ ở dưới chín suối cũng sẽ hiểu cho chúng em”.
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi, động viên và gửi Thư Khen và quà của Chủ tịch nước cho em Nguyễn Thị Sáng
Cuộc đời đẫm nước mắt
Đằng sau hành động dũng cảm, nhân văn ấy là cả một câu chuyện đầy nước mắt về số phận, hoàn cảnh của gia đình em….
Trong căn nhà nhỏ 2 gian tuềnh toàng, anh Nguyễn Tiến Đường, anh trai của chị Liễu đã kể về cuộc đời đẫm nước mắt của người em gái cũng như 3 đứa cháu của mình.
Nỗi đau không nói nên lời của anh Đường khi nghĩ về các cháu, cũng như cuộc đời của mình
Hoàn cảnh khó khăn, sóng gió nên 2 chị em Sáng cũng phải nghỉ học giữa chừng. Sáng thì học hết lớp 12, còn Lương thì mới xong lớp 10 thì phải nghỉ.
Sau khi mẹ mất, 3 chị em Sáng đã ra ở với người cậu ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.
“Bố mẹ em đã bỏ nhau rồi, giờ dượng của em cũng hay uống rượu, nạt nộ nên cháu không dám sống với dượng. Cháu ra đây ở với cậu Đường, chỉ mong cuộc sống của 3 chị em sẽ tốt hơn”, em Lương cho biết.
Ba chị em Sáng bên di ảnh của mẹ
Anh Nguyễn Tiến Đường (cậu ruột của Sáng) tâm sự: “Vợ tôi cũng bỏ nhà đi 17 năm nay rồi. Giờ tôi phải lo thêm cho 3 cháu nữa, không biết có lo nổi cho chúng không? Nhưng tôi sẽ làm tất cả có thể để lo cho các cháu”.
“Lúc trước do hoàn cảnh khó khăn nên em đã tạm xin nghỉ học. Sau đó mẹ của em cũng đã viết đơn gửi nhà trường để xin cho em đi học lại. Nhưng em chưa trở lại trường thì mẹ em không còn nữa. Em rất muốn đi học trở lại”, em Lương mong muốn.
Trong căn nhà nhỏ, hình ảnh 3 đứa trẻ đầu chít khăn tang ngơ ngác bên di ảnh của mẹ. Rồi bóng dáng khắc khổ, u sầu của người cậu cứ ám ảnh trong tâm trí chúng tôi. Bây giờ những con người “khốn khổ” ấy chỉ biết quanh quẩn trong “túp lều” ấy, bấu víu, nương tựa nhau để sống qua ngày.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
- Em Nguyễn Thị Sáng (19 tuổi, đang sống với người cậu Nguyễn Tiến Đường) ở thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
- Số ĐT: 0163.348.8380.
Theo Dân Trí