Ngày 20/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các Bộ, ngành, Ban chỉ huy PCLB các tỉnh từ Nghệ An trở ra và các tỉnh miền núi phía Bắc về chuyên đề phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất năm 2014
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, về cuối năm, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mưa, bão, lũ bất thường hơn cũng như gia tăng về cường độ khốc liệt, như mưa dồn dập trong một thời gian ngắn hoặc không mưa trong một thời gian dài.
“Lũ quét, sạt lở đất gia tăng do cường độ mưa lớn dồn dập tại các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, các khu vực nằm trong nguy cơ vùng sạt lở đất lại mở rộng. Ngoài nguyên nhân tự nhiên, trong đó có vai trò của biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động thì việc phá rừng đầu nguồn, rừng đệm đã góp phần tạo nên những trận lũ khốc liệt”, ông Hoàng Đức Cường bày tỏ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, dù đã rất nỗ lực nhưng công tác phòng chống thiên tai thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc phá rừng đầu nguồn khiến dòng chảy bị thay đổi nhiều, rồi việc xây dựng các công trình giao thông không tính toán khiến dòng lũ thay đổi, quét vào nhà dân, nhiều công trình giảm thiểu tác động BĐKH kinh phí lớn nhưng hiệu quả thấp. “BĐKH đã hiện hữu, thời tiết ngày một cực đoan đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ hơn, dự báo chính xác hơn, vì kết quả thời gian qua của chúng ta đạt được còn khiêm tốn. Không chỉ lũ quét, sạt lở đất mà động đất cũng xuất hiện nhiều hơn. Riêng Sơn La từ đầu năm đến nay đã có 9 trận”.
Thiên tai ngày càng gây hậu quả nặng nề (Ảnh: Vi Hợi)
Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT phối hợp cùng các Bộ, ngành địa phương đưa ra kế hoạch đầu tư nâng cấp khẩn cấp đối với các khu dân cư bị đe dọa bởi sạt lở đất, nếu chưa bố trí được vốn thì dự báo sớm để sơ tán dân
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, về cuối năm, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mưa, bão, lũ bất thường hơn cũng như gia tăng về cường độ khốc liệt, như mưa dồn dập trong một thời gian ngắn hoặc không mưa trong một thời gian dài.
“Lũ quét, sạt lở đất gia tăng do cường độ mưa lớn dồn dập tại các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, các khu vực nằm trong nguy cơ vùng sạt lở đất lại mở rộng. Ngoài nguyên nhân tự nhiên, trong đó có vai trò của biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động thì việc phá rừng đầu nguồn, rừng đệm đã góp phần tạo nên những trận lũ khốc liệt”, ông Hoàng Đức Cường bày tỏ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, dù đã rất nỗ lực nhưng công tác phòng chống thiên tai thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc phá rừng đầu nguồn khiến dòng chảy bị thay đổi nhiều, rồi việc xây dựng các công trình giao thông không tính toán khiến dòng lũ thay đổi, quét vào nhà dân, nhiều công trình giảm thiểu tác động BĐKH kinh phí lớn nhưng hiệu quả thấp. “BĐKH đã hiện hữu, thời tiết ngày một cực đoan đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ hơn, dự báo chính xác hơn, vì kết quả thời gian qua của chúng ta đạt được còn khiêm tốn. Không chỉ lũ quét, sạt lở đất mà động đất cũng xuất hiện nhiều hơn. Riêng Sơn La từ đầu năm đến nay đã có 9 trận”.
Thiên tai ngày càng gây hậu quả nặng nề (Ảnh: Vi Hợi)
Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT phối hợp cùng các Bộ, ngành địa phương đưa ra kế hoạch đầu tư nâng cấp khẩn cấp đối với các khu dân cư bị đe dọa bởi sạt lở đất, nếu chưa bố trí được vốn thì dự báo sớm để sơ tán dân
Theo Cand.com.vn