TCty Xây dựng Công trình Giao thông 4 (Cienco 4) vừa tạm biệt mảnh đất xứ Nghệ để làm “công dân” Thủ đô. Cuộc “Bắc tiến” này lập tức để lại một số dư luận trái chiều về chuyện được - mất xung quanh việc di dời trụ sở. Nhưng, lãnh đạo “tổng” 4 vẫn khẳng định, đó là một quyết định đúng đắn, “được nhiều hơn mất”.
ICON 4 Tower (Hà Nội) - nơi Cienco 4 đặt trụ sở mới
Quy trình có dân chủ, đúng luật?
Cuối tháng 1/2013, Cienco 4 đã chính thức khai trương văn phòng mới của mình tại tòa nhà INCON 4 (Hà Nội), kết thúc khoảng thời gian hơn 50 năm gắn bó với mảnh đất miền Trung. Hay tin này, nhiều người, trong đó có những người từng công tác ở “tổng 4” cảm thấy rất hụt hẫng. Vì hàng chục năm năm nay, tên tuổi, thương hiệu Cienco 4 đã trở nên quen thuộc và tồn tại khá vững chắc ở Nghệ An cũng như nhiều tỉnh miền Trung. Nay di chuyển, gần cả trăm con người phải theo ra Hà Nội, phải sống cảnh “cơm niêu nước lọ”, điều kiện sinh hoạt, làm việc ít nhiều bị xáo trộn…
Thậm chí, ở góc độ khác, có người còn đặt dấu hỏi: Vì sao Cienco 4 phải ra Hà Nội?. Việc di chuyển, mua trụ sở mới để lại một cơ ngơi khá to đẹp ở 29 Quang Trung (TP.Vinh) - như vậy liệu có lãng phí? Và quan trọng hơn là quá trình triển khai thực hiện chủ trương này có thực sự công khai, dân chủ và đúng pháp luật?
Trả lời PLVN về những vấn đề vừa nêu, ông Nguyễn Văn Huyện, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Cienco 4, nay là Chánh Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), nói: “Tôi từng là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Cienco 4 trong nhiều năm nên tôi hiểu và hoàn toàn ủng hộ chủ trương đó. Thực ra, ý định di chuyển đã có từ lâu, nhưng năm ngoái mới hội đủ các điều kiện cần thiết để hiện thực hóa mà thôi. Và tôi cũng khẳng định luôn là không có chuyện lãng phí về cơ sở vật chất sau chủ trương này, vì trụ sở ở Vinh, sau khi Tcty chuyển đi, có 3 đơn vị trực thuộc “tổng” này được giao tiếp quản, sử dụng chứ đâu phải bỏ không.”.
Về quy trình thực hiện, Tổng Giám đốc Cienco 4 Lê Ngọc Hoa giải trình: “Đầu tiên, chủ trương trên được đưa ra bàn, bỏ phiếu kín trong Thường vụ Đảng ủy, tiếp đến là HĐTV. Sau khi có sự đồng thuận cao trong lãnh đạo, ngày 28/5/2012, HĐTV tiếp tục triệu tập cán bộ chủ chốt trong toàn Tcty họp và tiếp tục bỏ phiếu kín để quyết định “đi hay ở”.
Kết quả cuộc này cho thấy có 91,4% ý kiến đồng ý việc chuyển trụ sở ra Hà Nội. Sau khi xong những thủ tục này, Tcty mới có văn bản trình Bộ GTVT, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An và UBND TP.Hà Nội. Có thể thấy, mọi thủ tục đã tiến hành bài bản, công khai và quan trọng hơn là ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm của mình.”
Sau đó - vào ngày 3/8/2012 và 1/10/2012, Tỉnh ủy Nghệ An và Bộ GTVT lần lượt có văn bản đồng ý cho “tổng 4” chuyển trụ sở và tổ chức Đảng từ trực thuộc Tỉnh ủy Nghệ An ra trực thuộc Thành ủy Hà Nội.
TGĐ Lê Ngọc Hoa: “Ra Hà Nội có nhiều cơ hội để thu hút vốn từ các nhà đầu tư.”
“Ra để phát triển”
Tuy nhiên, trao đổi với PLVN, Tổng Giám đốc Lê Ngọc Hoa cũng thừa nhận cuộc di chuyển “lịch sử” này ít nhiều đã gây xáo trộn tâm lý, đời sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bởi theo thống kê có tới hơn 80 cán bộ phải ra Hà Nội công tác.
“Nhưng do lường được những vấn đề này nên khâu chuẩn bị đã làm khá chu đáo. Trừ những người có nhà riêng ở Hà Nội, số còn lại chúng tôi bố trí ăn, nghỉ tại nhà công vụ; hàng ngày có xe đưa đón từ nơi ở tập thể đến văn phòng Tcty và mỗi tháng, họ được hỗ trợ tiền tàu, xe về thăm gia đình ở Nghệ An một lần. Lúc đầu, tuy bỡ ngỡ nhưng nay đã ổn định, mọi người khá đồng lòng vì ai cũng hiểu cuộc “chuyển nhà” lần này được nhiều hơn mất”, Tổng giám đốc Hoa nói.
Ngoài những nội dung trên, trao đổi thêm về dư luận “gần đây, Cienco 4 trong quá trình kinh doanh đã để mất vốn của nhà nước hàng trăm tỷ đồng; công tác quản lý tài chính thiếu minh bạch, công khai”, Tổng Giám đốc Lê Ngọc Hoa cho biết: “Thông tin này không chính xác vì rõ ràng câu chuyện tài chính không thể nói theo kiểu truyền miệng mà phải cụ thể. Theo đó, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ hàng năm của chúng tôi đều được kiểm toán kiểm tra, đánh giá. Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đánh giá báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh 2011 của chúng tôi là rõ ràng, hiệu quả. Mới đây, theo kết quả do Cty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế ATC công bố cuối tháng 2/2013, thì hoạt động tài chính năm 2012 của Cienco 4 hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, năng lực chuyên môn, khả năng tài chính của chúng tôi ra sao, Bộ và các đối tác trong, ngoài nước của Cienco 4 đều hiểu”.
Theo thông tin từ Bộ GTVT, Cienco 4 là một DN trực thuộc bộ này, từ nhiều năm nay đã tham gia nhiều công trình trên cả nước, trong đó có nhiều dự án lớn ở khu vực phía Bắc, như: Cao tốc trên cao Hà Nội (vành đai 3), cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Tân Đệ, cầu Sông Hồng, sông Lô… và mới đây là dự án liên doanh mở rộng QL1A đoạn Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cầu Giát (Nghệ An) trị giá gần 4.000 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Lê Ngọc Hoa tỏ ra tin tưởng với đà này, cùng với quyết định di chuyển bộ máy ra Hà Nội, Cienco 4 sẽ có nhiều điều kiện hơn để giao dịch, tiếp xúc với các đối tác cũng như các bộ, ngành - từ đó có thêm cơ hội trong hợp tác, thu hút vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo đúng chiến lược đã vạch ra.
“Tôi hiểu và ủng hộ chủ trương này. Vì thực ra, ý định di chuyển thì đã có từ lâu, nhưng đến năm ngoái mới hội đủ các điều kiện cần thiết để hiện thực hóa nó mà thôi. Trên thực tế, thì từ nhiều năm nay, Tcty đã tham gia nhiều dự án lớn ở khu vực phía Bắc và Hà Nội rồi. Riêng về ý kiến nói rằng, Cienco 4 đã “dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn khi mua trụ sở ở Hà Nội” theo tôi là không chính xác.Thực chất đó là vốn của doanh nghiệp chứ không phải vốn vay”- ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT, nói.
Quy trình có dân chủ, đúng luật?
Cuối tháng 1/2013, Cienco 4 đã chính thức khai trương văn phòng mới của mình tại tòa nhà INCON 4 (Hà Nội), kết thúc khoảng thời gian hơn 50 năm gắn bó với mảnh đất miền Trung. Hay tin này, nhiều người, trong đó có những người từng công tác ở “tổng 4” cảm thấy rất hụt hẫng. Vì hàng chục năm năm nay, tên tuổi, thương hiệu Cienco 4 đã trở nên quen thuộc và tồn tại khá vững chắc ở Nghệ An cũng như nhiều tỉnh miền Trung. Nay di chuyển, gần cả trăm con người phải theo ra Hà Nội, phải sống cảnh “cơm niêu nước lọ”, điều kiện sinh hoạt, làm việc ít nhiều bị xáo trộn…
Thậm chí, ở góc độ khác, có người còn đặt dấu hỏi: Vì sao Cienco 4 phải ra Hà Nội?. Việc di chuyển, mua trụ sở mới để lại một cơ ngơi khá to đẹp ở 29 Quang Trung (TP.Vinh) - như vậy liệu có lãng phí? Và quan trọng hơn là quá trình triển khai thực hiện chủ trương này có thực sự công khai, dân chủ và đúng pháp luật?
Trả lời PLVN về những vấn đề vừa nêu, ông Nguyễn Văn Huyện, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Cienco 4, nay là Chánh Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), nói: “Tôi từng là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Cienco 4 trong nhiều năm nên tôi hiểu và hoàn toàn ủng hộ chủ trương đó. Thực ra, ý định di chuyển đã có từ lâu, nhưng năm ngoái mới hội đủ các điều kiện cần thiết để hiện thực hóa mà thôi. Và tôi cũng khẳng định luôn là không có chuyện lãng phí về cơ sở vật chất sau chủ trương này, vì trụ sở ở Vinh, sau khi Tcty chuyển đi, có 3 đơn vị trực thuộc “tổng” này được giao tiếp quản, sử dụng chứ đâu phải bỏ không.”.
Về quy trình thực hiện, Tổng Giám đốc Cienco 4 Lê Ngọc Hoa giải trình: “Đầu tiên, chủ trương trên được đưa ra bàn, bỏ phiếu kín trong Thường vụ Đảng ủy, tiếp đến là HĐTV. Sau khi có sự đồng thuận cao trong lãnh đạo, ngày 28/5/2012, HĐTV tiếp tục triệu tập cán bộ chủ chốt trong toàn Tcty họp và tiếp tục bỏ phiếu kín để quyết định “đi hay ở”.
Kết quả cuộc này cho thấy có 91,4% ý kiến đồng ý việc chuyển trụ sở ra Hà Nội. Sau khi xong những thủ tục này, Tcty mới có văn bản trình Bộ GTVT, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An và UBND TP.Hà Nội. Có thể thấy, mọi thủ tục đã tiến hành bài bản, công khai và quan trọng hơn là ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm của mình.”
Sau đó - vào ngày 3/8/2012 và 1/10/2012, Tỉnh ủy Nghệ An và Bộ GTVT lần lượt có văn bản đồng ý cho “tổng 4” chuyển trụ sở và tổ chức Đảng từ trực thuộc Tỉnh ủy Nghệ An ra trực thuộc Thành ủy Hà Nội.
“Ra để phát triển”
Tuy nhiên, trao đổi với PLVN, Tổng Giám đốc Lê Ngọc Hoa cũng thừa nhận cuộc di chuyển “lịch sử” này ít nhiều đã gây xáo trộn tâm lý, đời sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bởi theo thống kê có tới hơn 80 cán bộ phải ra Hà Nội công tác.
“Nhưng do lường được những vấn đề này nên khâu chuẩn bị đã làm khá chu đáo. Trừ những người có nhà riêng ở Hà Nội, số còn lại chúng tôi bố trí ăn, nghỉ tại nhà công vụ; hàng ngày có xe đưa đón từ nơi ở tập thể đến văn phòng Tcty và mỗi tháng, họ được hỗ trợ tiền tàu, xe về thăm gia đình ở Nghệ An một lần. Lúc đầu, tuy bỡ ngỡ nhưng nay đã ổn định, mọi người khá đồng lòng vì ai cũng hiểu cuộc “chuyển nhà” lần này được nhiều hơn mất”, Tổng giám đốc Hoa nói.
Ngoài những nội dung trên, trao đổi thêm về dư luận “gần đây, Cienco 4 trong quá trình kinh doanh đã để mất vốn của nhà nước hàng trăm tỷ đồng; công tác quản lý tài chính thiếu minh bạch, công khai”, Tổng Giám đốc Lê Ngọc Hoa cho biết: “Thông tin này không chính xác vì rõ ràng câu chuyện tài chính không thể nói theo kiểu truyền miệng mà phải cụ thể. Theo đó, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ hàng năm của chúng tôi đều được kiểm toán kiểm tra, đánh giá. Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đánh giá báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh 2011 của chúng tôi là rõ ràng, hiệu quả. Mới đây, theo kết quả do Cty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế ATC công bố cuối tháng 2/2013, thì hoạt động tài chính năm 2012 của Cienco 4 hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, năng lực chuyên môn, khả năng tài chính của chúng tôi ra sao, Bộ và các đối tác trong, ngoài nước của Cienco 4 đều hiểu”.
Theo thông tin từ Bộ GTVT, Cienco 4 là một DN trực thuộc bộ này, từ nhiều năm nay đã tham gia nhiều công trình trên cả nước, trong đó có nhiều dự án lớn ở khu vực phía Bắc, như: Cao tốc trên cao Hà Nội (vành đai 3), cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Tân Đệ, cầu Sông Hồng, sông Lô… và mới đây là dự án liên doanh mở rộng QL1A đoạn Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cầu Giát (Nghệ An) trị giá gần 4.000 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Lê Ngọc Hoa tỏ ra tin tưởng với đà này, cùng với quyết định di chuyển bộ máy ra Hà Nội, Cienco 4 sẽ có nhiều điều kiện hơn để giao dịch, tiếp xúc với các đối tác cũng như các bộ, ngành - từ đó có thêm cơ hội trong hợp tác, thu hút vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo đúng chiến lược đã vạch ra.
“Tôi hiểu và ủng hộ chủ trương này. Vì thực ra, ý định di chuyển thì đã có từ lâu, nhưng đến năm ngoái mới hội đủ các điều kiện cần thiết để hiện thực hóa nó mà thôi. Trên thực tế, thì từ nhiều năm nay, Tcty đã tham gia nhiều dự án lớn ở khu vực phía Bắc và Hà Nội rồi. Riêng về ý kiến nói rằng, Cienco 4 đã “dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn khi mua trụ sở ở Hà Nội” theo tôi là không chính xác.Thực chất đó là vốn của doanh nghiệp chứ không phải vốn vay”- ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT, nói.
ĐA nguồn PhapLuatVN.