• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Chim Én "sứ giả mùa xuân" trở thành mồi nhậu

HMO

Administrator
Staff member
Chim én được ví như sứ giả mùa xuân đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ, đi vào lời ru của mẹ chắp cánh cho mọi tuổi thơ...Thế nhưng, hiện nay chim én đang bị con người săn bắt, tận diệt để làm … mồi nhậu.

Bẫy én bằng lưới

Bẫy én bằng nhựa

Én chuẩn bị lên đĩa
"Thiên la địa võng."

Những ngày đầu tháng Ba đến tháng Tư, những ai đi đến những cánh đồng lúa ở xứ Nghệ đều thấy bẫy én cắm la liệt như thiên la địa võng. Chúng tôi dừng chân trên cánh đồng lúa thì con gái ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) xem một lát mà chóng mặt, hàng trăm cánh én sà xuống đậu đều bị sập bẫy rơi như lá rụng.


Tôi đến gần người đàn ông khoảng 40 tuổi đang nhặt con chim én giãy giụa bỏ vào lồng hỏi mua, anh ta bảo: “40 ngàn đồng /chục con, nếu mua cả lồng 300 con thì giảm cho vài chục ngàn”.


Anh bạn đi cùng tôi cũng là một tay bẫy én đã giải nghệ lắc đầu thán phục: “Thời gian từ sáng sớm đến giờ khoảng 2 tiếng đồng mà anh ta bẫy khoảng 300 con én, quả là tay bẫy cự phách.”


Qua tiếp xúc được biết anh bẫy ẽn này tên là Phương, quê xã Diễn Thái. Phương tâm sự : Xã của anh và xã láng giềng Hợp Thành có hàng chục tay bẫy. Khi mùa xuân chim én về cũng là mùa làm ăn của họ.


Theo Phương thì đồ nghề bẫy chim én cũng đơn giản. Én nhồi rơm cắm trên que bằng tre, que dài cỡ vài mét, xung quanh én mồi cắm que nhựa. Én thấy đồng loại sà đến đậu sẽ bị dính nhựa rơi xuống.


Còn bẫy lưới là cắm én mồi trên bờ đê hoặc đầu đồng, làm tấm lưới 5-10m tạo bẫy. Khi én thấy mồi bay đến, người bẫy trực sẵn rút cọc chốt lập tức lưới sập. Cách bẫy lưới này có thể bắt từ một đến vài chục con cho 1 lần bẫy sập.


Phương kể : “Trước đây én nhiều vô kể, có ngày mấy cha con tui đi bẫy tóm được cả ngàn con. Cũng nhờ nghề ni mà kiếm thêm đồng tiền bát gạo cho con nó ăn học hơn làm mấy sào ruộng...


Mấy năm trở lại đây không hiểu sao mà én về cả bốn mùa, về với số lượng ít hơn, cộng với nhiều tay bẫy quá nên bây giờ khó kiếm ăn. Hai chú thấy đó, cánh đồng nhỏ như ni mà có hơn 20 tay bẫy. Nhiều người bẫy rứa nên én bay qua là... chết. Tính cả xã tui có đến vài trăm tay bẫy còn cả huyện, tỉnh thì tính không xuể.. "


Không những riêng huyện Diễn Châu mà chúng tôi đi đến các huyện như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Đô Lương, thậm chí các tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, thấy én mồi và lưới giăng đầy khắp cánh đồng.


“Sứ giả mùa xuân”… lên đĩa
Vào dịp này, đi đến các chợ quê, các quán ở xứ Nghệ đều có đặc sản chim én. Chim én được các tay bẫy đưa ra chợ bán hoặc nhập cho các quán ăn. Chim én ở chợ có hai loại, loại tươi sống, khách mua về tự chế biến thì 40 ngàn đồng/chục con. Còn loại vặt và thui rồi kẹp thành chục là 45 ngàn đồng/ chục.


Chị H. một chủ quán ăn ở Diễn Châu cho biết: "Quán tui trước đây phải thu mua nhiều để cho vô tủ lạnh bán dần nhưng nay thì mùa mô cũng có én tươi sống. Quán tui có bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu, cả ngàn con một ngày cũng cứ hết nhưng bây giờ hiếm chứ không phải như trước. Một ngày chỉ mua được trên dưới 500 con thôi.".


Đó là chỉ tính riêng một quán chứ tính khắp trên địa bàn toàn tỉnh thì mỗi ngày có bao nhiêu chim én bị giết?!


Cảnh báo
Cụ Phan Hòa - một nhà giáo về hưu tại Nghệ An - nhận định:
“Chim én chỉ về mùa xuân vào độ tháng giêng đến cuối tháng tư rồi bay đi tránh nắng, đó là quy luật xưa nay. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây chim én về cả tứ mùa khiến chúng ta phải suy ngẫm.


Hiện tượng này chỉ có các nhà khoa học mới trả lời được nhưng theo cảm nhận tôi thì chim én nó cũng có chồng, có vợ, biết đẻ trứng và sinh con thì việc bị bắt cha, mẹ con cái của chúng đi, những con chưa bị bắt có thể bay đi tìm. Cũng có thể én bay theo bầy đàn nhưng những con đầu đàn bị bắt, chúng không còn có tổ chức nữa nên không tìm được lối về đành phải ở lại.


Vấn đề nữa là con người huỷ hoại môi sinh, môi trường nhiều quá. Nó đồng nghĩa với việc huỷ diệt môi trường sống làm mất cân bằng sinh thái. Nếu cứ đà tận bắt, tận diệt môi sinh như thế này thì những mùa xuân sau những “sứ giải mùa xuân” có thể sẽ không về, nó chỉ còn lại trong cổ tích mà thôi.

Theo Dân Việt
 

Ads HMO

Ads HMO

Top