Thực tế sau 5 năm chuyển tới khu tái định cư và khi nhà máy thủy điện Hủa Na đi vào hoạt động, cuộc sống của bà con tái định cư gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ gạo của dự án. Để cải thiện cuộc sống, họ phải khai thác lâm sản phụ như nứa, lùng, đánh bắt cá trên các hồ chứa, cuộc sống của bà con liệu có được thay đổi như chủ đầu tư đã hứa ban đầu không?
Ngay lập tức buổi chiều cùng ngày, UBND huyện quế phong ra văn bản số: 241/UBND-VP yêu cầu Hội đồng BT& HTTĐC CT thủy điện Hủa Na kiểm tra, xác minh, tham mưu trả lời Pháp Luật Plus trước ngày 25/03/2017.
Theo số liệu báo cáo công tác thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng công trình thủy điện Hủa Na đến hết ngày 15/03/2017 của Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện cung cấp cho phóng viên.
Tổng diện tích đất thu hồi là 8.932.13ha, trong đó, thu hồi xây dựng 13 điểm tái định cư: 4698.05 ha; thu hồi đất nhà máy và lòng hồ:4.234.08ha.
Tổng giá trị bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng được phê duyệt:742.850.531.020đ; tổng giá trị công ty cổ phần thủy điện Hủa Na chuyển và đã chi trả: 739.276.764.172đ, trong đó tổng giá trị HHC chưa chuyển: 3.931.895.998đ, trong đó: tổ chức: 1.337.277.860đ; hộ dân: 2.226.004.680đ; hỗ trợ vệ sinh môi trường tại 13 điểm tái định cư: 368.613.458đ.
Việc người dân hoang mang tại các điểm tái định cư là điều không phải bàn cãi, thậm chí nguy cơ bị đói, thiếu nước sinh hoạt cũng đang là nỗi trăn trở của chính quyền sở tại. Thế nhưng, hiện tại, những lời hứa của nhà đầu tư vẫn còn rất xa vời.
Tình trạng này thì xã đã có kiến nghị lên huyện, huyện trình lên cấp trên và tôi cũng nhận được câu trả lời là chủ đầu tư chưa có vốn”.
Việc người dân đang lo lắng, sắp tới đợt hết cấp gạo, nhưng dân được giao ruộng nước để cấy. Vấn đề này, ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chúng tôi tiếp tục làm văn bản gửi công ty cổ phần thủy điện Hủa Na theo quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng chính phủ về chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
“Hộ tái định cư chưa được giao đủ đất sản xuất theo quy hoạch được duyệt thì chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ lương thực đến khi hộ tái định cư được giao đủ đất sản xuất”, ông Giáp cho hay.
Huyện thì sát sao nhưng xã lại “hời hợt”
Công trình nước sạch, thiếu nước mà báo chí và dân phản ánh là có. Đó là khẳng định của ông phó chủ tịch UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện.
Tất cả, có 8 công trình bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng thì đến nay đã sửa chữa và khắc phục được 4 công trình.
Điều đáng nói là Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện, lãnh đạo xã chưa chủ động, chưa quyết liệt, còn lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề về đất và các vấn đề mà bà con kiến nghị.
Đồng thời có văn bản gửi đề nghị tỉnh có ý kiến với Tổng Công ty Cổ phần Dầu khí để Công ty Thủy điện Hủa Na thực hiện đúng các cam kết. Bên cạnh đó giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện cùng kết hợp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khác đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề vướng mắc trên và bắt buộc phải hoàn thành trước ngày 30/12/2017.
Chủ đầu tư “phớt lờ” trước chỉ đạo của Huyện Và Tỉnh
Tại điểm tái định cư Huôi Chà Là: thiếu quỹ đất so với định mức giao đất theo quy hoạch được duyệt, một phần do việc thi công xây dựng đập phụ đã bóc lấy hết phần đất mặt của khu đất đã quy hoạch giao đất nông nghiệp dẫn đến không còn khả năng sản xuất nông nghiệp.
Một phần thuộc đất lâm nghiệp đã giao theo Nghị định 163 cho 07 hộ dân 07 bản Na Chảo, chủ đầu tư không thực hiện đền bù nên 07 hộ dân bản Na Chảo không giao mặt bằng.
Vấn đề này, huyện đã ra rất nhiều văn bản, công văn nhưng công ty cổ phần thủy điện Hủa Na không thực hiện, dẫn đến chưa có mặt bằng để giao đất cho nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay chủ đầu tư công ty cổ phần thủy điện Hủa Na chưa cấp kinh phí cho Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư để cấp gạo hỗ trợ cho nhân dân.
Công văn của huyện chỉ đạo sau khi pv báo phản ánh.
Sau khi Pháp Luật Plus đăng bài viết: “Nghệ An: Di dân tái định cư Nhà máy thủy điện Hủa Na, người dân vẫn chưa thể an cư” vào sáng ngày 14/03/2017.Ngay lập tức buổi chiều cùng ngày, UBND huyện quế phong ra văn bản số: 241/UBND-VP yêu cầu Hội đồng BT& HTTĐC CT thủy điện Hủa Na kiểm tra, xác minh, tham mưu trả lời Pháp Luật Plus trước ngày 25/03/2017.
Nhà máy Thủy điện Hủa Na tại Quế Phong.
Để làm sáng tỏ những bất cập mà người dân tái định cư đang gặp phải như: Thiếu nước sạch, khát ruộng đất sản xuất, sắp tới bị cắt gạo hỗ trợ, trong khi ruộng chưa được khai hoang thì người dân không biết lấy gì, làm gì mà ăn.Theo số liệu báo cáo công tác thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng công trình thủy điện Hủa Na đến hết ngày 15/03/2017 của Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện cung cấp cho phóng viên.
Tổng diện tích đất thu hồi là 8.932.13ha, trong đó, thu hồi xây dựng 13 điểm tái định cư: 4698.05 ha; thu hồi đất nhà máy và lòng hồ:4.234.08ha.
Tổng giá trị bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng được phê duyệt:742.850.531.020đ; tổng giá trị công ty cổ phần thủy điện Hủa Na chuyển và đã chi trả: 739.276.764.172đ, trong đó tổng giá trị HHC chưa chuyển: 3.931.895.998đ, trong đó: tổ chức: 1.337.277.860đ; hộ dân: 2.226.004.680đ; hỗ trợ vệ sinh môi trường tại 13 điểm tái định cư: 368.613.458đ.
Ông Lang Văn Minh - PCT UBND huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Ngày 15/3, tại buổi làm việc với phóng viên, ông: Lang Văn Minh – Phó chủ tịch UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện cho biết: Để xẩy ra tình trạng kéo dài trên là do một phần từ người dân, chính quyền địa phương cơ sở như: xã Đồng Văn, Thông Thụ, Tiền Phong, Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện, chưa bám sát chặt chẽ, đôn đốc, chỉ đạo kịp thời Chủ đầu tư lên văn bản, phê duyệt thiết kế, kinh phí làm cơ sở để trình lên huyện, huyện có căn cứ để làm việc với chủ đầu tư và UBND tỉnh.Việc người dân hoang mang tại các điểm tái định cư là điều không phải bàn cãi, thậm chí nguy cơ bị đói, thiếu nước sinh hoạt cũng đang là nỗi trăn trở của chính quyền sở tại. Thế nhưng, hiện tại, những lời hứa của nhà đầu tư vẫn còn rất xa vời.
Bà Lương Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Bà Lương Thị Hồng, chủ tịch UBND xã Thông Thụ cho biết: “Chưa cấp được ruộng cho dân, họ phải tự phục hóa ruộng đã thu hồi để sản xuất tạm thời. Địa hình khu tái định cư chủ yếu là đồi núi cao, nguồn dẫn nước không có nên quỹ đất khai hoang ruộng nước rất khó khăn.Tình trạng này thì xã đã có kiến nghị lên huyện, huyện trình lên cấp trên và tôi cũng nhận được câu trả lời là chủ đầu tư chưa có vốn”.
Việc người dân đang lo lắng, sắp tới đợt hết cấp gạo, nhưng dân được giao ruộng nước để cấy. Vấn đề này, ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chúng tôi tiếp tục làm văn bản gửi công ty cổ phần thủy điện Hủa Na theo quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng chính phủ về chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
“Hộ tái định cư chưa được giao đủ đất sản xuất theo quy hoạch được duyệt thì chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ lương thực đến khi hộ tái định cư được giao đủ đất sản xuất”, ông Giáp cho hay.
Huyện thì sát sao nhưng xã lại “hời hợt”
Công văn số 90 của UBND huyện Quế Phong gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc hỗ trợ gạo cho bà con.
Sau những ngày nằm vùng tại các điểm tái định cư và làm việc với lãnh đạo các xã như Đồng Văn và Thông Thụ, người dân cho rằng, để xẩy ra tình trạng người dân sống thấp thỏm trong lo âu như thế này cũng do cách làm việc và chỉ đạo của đội ngũ lãnh đạo đứng đầu của xã. Công văn số 397 của UBND gửi công ty cổ phần thủy điện Hủa Na về việc hỗ trợ gạo cho bà con.
Khi phóng viên đề nghị, xã Đồng Văn và Thông Thụ cung cấp văn bản liên quan đến đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng liên quan đến những bản tái định cư dự án thủy điện Hủa Na thì họ đều trả lời Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của Huyện và chủ đầu tư nắm giữ.Điểm tái định cư Huôi Sai xã Thông Thụ.
Theo như nhận xét của ông Lang Văn Minh – Phó chủ tịch UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện: “Chính quyền địa phương sở tại không chỉ đạo quyết liệt, cụ thể là các xã ỷ lại huyện”.Công trình nước sạch, thiếu nước mà báo chí và dân phản ánh là có. Đó là khẳng định của ông phó chủ tịch UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện.
Tất cả, có 8 công trình bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng thì đến nay đã sửa chữa và khắc phục được 4 công trình.
Điều đáng nói là Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện, lãnh đạo xã chưa chủ động, chưa quyết liệt, còn lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề về đất và các vấn đề mà bà con kiến nghị.
Báo cáo kết quả của UBND huyện Quế Phong về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án thủy điện Hủa Na.
Ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Huyện đã có nhiều buổi làm việc với Công ty Thủy điện Hủa Na để giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở các điểm tái định cư nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân.Đồng thời có văn bản gửi đề nghị tỉnh có ý kiến với Tổng Công ty Cổ phần Dầu khí để Công ty Thủy điện Hủa Na thực hiện đúng các cam kết. Bên cạnh đó giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện cùng kết hợp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khác đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề vướng mắc trên và bắt buộc phải hoàn thành trước ngày 30/12/2017.
Chủ đầu tư “phớt lờ” trước chỉ đạo của Huyện Và Tỉnh
Báo cáo số 243 của UBND huyện Quế Phong kết quả thực hiện các vấn đề tồn tại, khó khăn, trong công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án thủy điện Hủa Na
Trong báo cáo số 243/BC-UBND về việc báo cáo kết quả thực hiện, giải quyết các vấn đề tồn tại, khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án thủy điện Hủa Na kí ngày 20/09/2016, có nêu:Tại điểm tái định cư Huôi Chà Là: thiếu quỹ đất so với định mức giao đất theo quy hoạch được duyệt, một phần do việc thi công xây dựng đập phụ đã bóc lấy hết phần đất mặt của khu đất đã quy hoạch giao đất nông nghiệp dẫn đến không còn khả năng sản xuất nông nghiệp.
Một phần thuộc đất lâm nghiệp đã giao theo Nghị định 163 cho 07 hộ dân 07 bản Na Chảo, chủ đầu tư không thực hiện đền bù nên 07 hộ dân bản Na Chảo không giao mặt bằng.
Vấn đề này, huyện đã ra rất nhiều văn bản, công văn nhưng công ty cổ phần thủy điện Hủa Na không thực hiện, dẫn đến chưa có mặt bằng để giao đất cho nhân dân.
Công văn số 1111 của UBND huyện Quế Phong gửi Công ty CP Thủy điện Hủa Na đề nghị giải quyết tồn tại, vướng mắc mà UBND tỉnh đã giao.
Về ổn định đời sống cho đồng bào tái định cư theo quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ: UBND huyện đã phê duyệt quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 về việc phê duyệt phương án hỗ trợ ổn định đời sống cho 92 hộ dân bản Nong Đanh đến điểm tái định cư Piêng Cu, xã Tiền Phong, bổ sung năm 2016 vì lý do chưa được cấp đất sản xuất, với số tiền 470.166.001,0 đồng.Tuy nhiên, hiện nay chủ đầu tư công ty cổ phần thủy điện Hủa Na chưa cấp kinh phí cho Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư để cấp gạo hỗ trợ cho nhân dân.
Công văn số 603 UBND tỉnh, về việc tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thủy điện Hủa Na.
Ông Lang Văn Minh – Phó chủ tịch UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của huyện cho biết: “Chủ đầu tư chấp hành các văn bản của huyện, của tỉnh chậm trễ, công tác phối hợp, hợp tác còn hạn chế, cử tăng cường cán bộ kỹ thuật chuyên môn phối hợp với hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện chưa thường xuyên, kịp thời, bộ máy cứng nhắc, trốn tránh trách nhiệm, coi như trách nhiệm của huyện, của xã, một số hạng mục, công trình triển khai đang kéo dài, công tác giao đất chỉ đạt 50%.”Văn bản số 1013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc hỗ trợ gạo ổn định đời sống cho nhân dân tái định cư dự án Thủy điện Hủa Na.
Điều dễ nhận thấy, có rất nhiều văn bản chỉ đạo từ Tỉnh nhưng chủ đầu tư vẫn không thực hiện và làm theo chỉ đạo, qua làm việc, từ người dân tái định cư đến lãnh đạo xã và huyện đều khẳng định rằng: Chủ đầu tư chưa thực sự làm tốt như những gì mà họ đã hứa và cam kết với bà con cũng như chính quyền sở tại nơi đây.Văn bản số 8824 của UBND tỉnh Nghệ An về việc giải quyết tồn tại vướng mắc, trong công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Hủa Na.
Theo Pháp luật plus