Di chứng từ chiến tranh khiến bà Phan Thị Điểm (72 tuổi, thôn Tân Thịnh, xã An Hòa, Quỳnh Lưu) mắc các bệnh về xương khớp dẫn đến liệt nửa người. Dẫu vậy, hơn 2 năm qua, bà phải quên đi nỗi đau để chăm sóc 3 đứa cháu nhỏ bị mẹ bỏ rơi.
Cụ bà Phan Thị Điểm nguyên là bộ đội đoàn Thu dung của Quân khu 4 tại chiến trường Quảng Trị từ năm 1966. Trở về quê hương khi đất nước đã giải phỏng, lúc ấy, cha mẹ bà đã mãi ra đi. Một mình bà phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh. Vì hoàn cảnh, bà không được hưởng niềm hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ như thiên chức của người phụ nữ.
Năm 1978 (bà Điểm năm đó 35 tuổi), trong một lần đi khám bệnh ở bệnh viện Vinh, bà chứng kiến cảnh một bé trai bị mẹ bỏ rơi. Bà chạnh lòng và một phần do “số phận”, bà quyết định làm thủ tục và xin nhận cậu bé về nuôi. Bà đặt tên con là Phan Văn Tuấn.
Từ năm 39 tuổi, do di chứng từ chiến tranh, bà Điểm bị mất sức lao động, đau xương sống, sau đó bị liệt chân và tay phải. Cuộc sống khắc nghiệt với muôn vàn khó khăn, dù có bữa rau, bữa cháo nhưng bà vẫn được an ủi vì đứa con lớn lên khỏe mạnh.
Năm lên 11 tuổi, cậu bé Tuấn không may gặp một tai nạn. Trong lúc vui chơi với đám bạn trong thôn, Tuấn bị rớt xuống hố vôi đang nung. Dù đã được người dân phát hiện, cứu vớt kịp thời nhưng Tuấn vẫn bị tàn tật ở chân, phải đi tập tễnh từ đó.
Năm 2001, chị Hoa (ở cùng xã) cảm thương và đồng cảm cho hoàn cảnh gia đình Tuấn. Không lâu sau đó, một đám cưới nhỏ diễn ra trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của bà Điểm. Con dâu bà lần lượt sinh ba đứa con là cháu Phan Thị Ánh Nguyệt (13 tuổi, năm nay học lớp 7), Phan Văn Ngọc (6 tuổi) và cháu Phan Văn Tuyền (4 tuổi). Gia đình 5 người đùm bọc nhau sống trong căn nhà lụp xụp rộng chỉ chừng 30m2.
Những tưởng cuộc sống cứ thế êm đềm trôi, ngờ đâu, cái nghèo cái khổ vẫn chưa buông tha cho cuộc đời cụ bà bất hạnh. Cách đây hơn 2 năm, vì hoàn cảnh khó khăn, chị Hoa bỏ nhà đi từ đó đến nay. Từ ngày ấy, anh Tuấn chân đi không vững vẫn xin một tàu cá trong xóm ra khơi kiếm tiền nuôi mẹ và 3 đứa con. Những chuyến đi biển có khi cả tháng nhưng thu nhập của anh không ổn định. Ở nhà, 3 cháu nhỏ đều do bà Điểm chăm sóc, từ việc ăn uống, tắm rửa, học hành.
Tuổi cao, sức khỏe bà Điểm yếu dần. Mỗi năm bà phải đi viện nhiều lần do bệnh về xương khớp. Mỗi lần đi viện, chi phí thuốc thang, khám chữa bệnh rất tốn kém.
Ông Phạm Ngọc Lập, trưởng thôn Tân Thịnh cho biết, hoàn cảnh gia đình bà Điểm thuộc hộ nghèo đặc biệt của thôn. “Bà ấy tuổi đã già lại còn mang trong mình nhiều căn bệnh. Đã vậy người con dâu còn bỏ đi, để lại 3 đứa cháu cho bà chăm sóc. Bà con lối xóm ai cũng xót xa, thương cảm nhưng vì nhà ai làm cũng chỉ đủ ăn nên không thể giúp được nhiều. Mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho hoàn cảnh của bà Điểm”, ông Lập nói.
Cụ bà Phan Thị Điểm nguyên là bộ đội đoàn Thu dung của Quân khu 4 tại chiến trường Quảng Trị từ năm 1966. Trở về quê hương khi đất nước đã giải phỏng, lúc ấy, cha mẹ bà đã mãi ra đi. Một mình bà phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh. Vì hoàn cảnh, bà không được hưởng niềm hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ như thiên chức của người phụ nữ.
Năm 1978 (bà Điểm năm đó 35 tuổi), trong một lần đi khám bệnh ở bệnh viện Vinh, bà chứng kiến cảnh một bé trai bị mẹ bỏ rơi. Bà chạnh lòng và một phần do “số phận”, bà quyết định làm thủ tục và xin nhận cậu bé về nuôi. Bà đặt tên con là Phan Văn Tuấn.
Từ năm 39 tuổi, do di chứng từ chiến tranh, bà Điểm bị mất sức lao động, đau xương sống, sau đó bị liệt chân và tay phải. Cuộc sống khắc nghiệt với muôn vàn khó khăn, dù có bữa rau, bữa cháo nhưng bà vẫn được an ủi vì đứa con lớn lên khỏe mạnh.
Năm lên 11 tuổi, cậu bé Tuấn không may gặp một tai nạn. Trong lúc vui chơi với đám bạn trong thôn, Tuấn bị rớt xuống hố vôi đang nung. Dù đã được người dân phát hiện, cứu vớt kịp thời nhưng Tuấn vẫn bị tàn tật ở chân, phải đi tập tễnh từ đó.
Năm 2001, chị Hoa (ở cùng xã) cảm thương và đồng cảm cho hoàn cảnh gia đình Tuấn. Không lâu sau đó, một đám cưới nhỏ diễn ra trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của bà Điểm. Con dâu bà lần lượt sinh ba đứa con là cháu Phan Thị Ánh Nguyệt (13 tuổi, năm nay học lớp 7), Phan Văn Ngọc (6 tuổi) và cháu Phan Văn Tuyền (4 tuổi). Gia đình 5 người đùm bọc nhau sống trong căn nhà lụp xụp rộng chỉ chừng 30m2.
Những tưởng cuộc sống cứ thế êm đềm trôi, ngờ đâu, cái nghèo cái khổ vẫn chưa buông tha cho cuộc đời cụ bà bất hạnh. Cách đây hơn 2 năm, vì hoàn cảnh khó khăn, chị Hoa bỏ nhà đi từ đó đến nay. Từ ngày ấy, anh Tuấn chân đi không vững vẫn xin một tàu cá trong xóm ra khơi kiếm tiền nuôi mẹ và 3 đứa con. Những chuyến đi biển có khi cả tháng nhưng thu nhập của anh không ổn định. Ở nhà, 3 cháu nhỏ đều do bà Điểm chăm sóc, từ việc ăn uống, tắm rửa, học hành.
Tuổi cao, sức khỏe bà Điểm yếu dần. Mỗi năm bà phải đi viện nhiều lần do bệnh về xương khớp. Mỗi lần đi viện, chi phí thuốc thang, khám chữa bệnh rất tốn kém.
Ông Phạm Ngọc Lập, trưởng thôn Tân Thịnh cho biết, hoàn cảnh gia đình bà Điểm thuộc hộ nghèo đặc biệt của thôn. “Bà ấy tuổi đã già lại còn mang trong mình nhiều căn bệnh. Đã vậy người con dâu còn bỏ đi, để lại 3 đứa cháu cho bà chăm sóc. Bà con lối xóm ai cũng xót xa, thương cảm nhưng vì nhà ai làm cũng chỉ đủ ăn nên không thể giúp được nhiều. Mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho hoàn cảnh của bà Điểm”, ông Lập nói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp bà Phan Thị Điểm, thôn Tân Thịnh, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
1. Gửi trực tiếp bà Phan Thị Điểm, thôn Tân Thịnh, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Theo Vietnamnet