Đã bao giờ ta tự hỏi “nếu không có đôi tay, ta có thể làm được gì?”, câu trả lời không dễ chút nào. Nhưng, ở ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, chàng trai...
Nhưng, ở ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, chàng trai Hồ Hữu Hạnh, sinh năm 2000, có thể trả lời chắc nịch rằng “vẫn làm được mọi thứ”.
Đôi chân kỳ diệu
Đến nhà Hạnh, nhìn chàng trai 17 tuổi gầy gò, không có đôi tay, cảm giác đầu tiên của tôi là ái ngại, nhưng cảm giác ấy dần mất đi, thay vào đó là sự ngạc nhiên, thán phục. Bởi, đôi chân diệu kỳ của em có thể làm tất cả mọi việc như một người bình thường.
Gia đình Hạnh trong bữa cơm trưa Anh Hồ Hữu Thân, 53 tuổi, cha của Hạnh, cho biết, Hạnh là con thứ 2 trong số 4 đứa con của anh chị, và cũng là đứa duy nhất chịu nỗi bất hạnh do di chứng chất độc da cam.
"Tôi quê gốc ở Nghệ An. Ngày xưa vất vả, trong một lần đi làm rẫy, chúng tôi giẫm phải thùng thuốc khai quang nhưng vẫn không biết gì, đến khi cháu Hạnh bị như vậy, chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân, mới nhớ lại và biết đó là thùng dioxin. Vợ tôi hồi mới sinh, cứ tưởng không vượt qua nổi nỗi đau này. Tôi đặt ngay tên con là Hạnh vì tôi thấy cháu bất hạnh quá, nghĩ cả đời này chắc cháu chỉ ngồi một chỗ và đút cho ăn mà thôi. Cũng may là cháu có nghị lực nên vợ chồng tôi cũng an ủi phần nào”, anh Thân nói.
Chị Bùi Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Lúc nhỏ, Hạnh đã có những biểu hiện khác với những đứa trẻ bình thường, cháu vừa bú mẹ vừa đưa chân kẹp vào vú bên kia, rồi khi tập bò, Hạnh trườn như con sâu đo. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ tuột tay vì người cháu trơn tuột không có điểm tựa. Tôi không dám giao con cho ai trông vì biết đâu người ta sơ ý thì không biết đâu mà lường".
Anh Thân bảo, ngay từ khi chập chững biết đi, Hạnh đã cho thấy là một đứa trẻ có nghị lực. Không có cánh tay làm điểm tựa bấu víu, những bước chân xiêu vẹo, đứng dậy lại ngã xuống, đầu đập xuống nền, cột nhà uỳnh uỵch, vậy mà cậu không khóc, vết sẹo cũ chưa lành vết thương mới lại xuất hiện chồng chéo lên nhau. Đó là cả một quá trình tập luyện gian khổ của cậu bé Hạnh và như để khỏa lấp sự thiếu vắng cơ thể, Hạnh bắt đầu dùng đến đôi chân và hai con mắt.
Huy chương đồng bơi lội của chim cánh cụt Hồ Hữu Hạnh Nói về những ngày chập chững đi học, Hạnh kể: “Em thường trốn mẹ sang nhà hàng xóm chơi rồi đi theo bạn tới trường xem bạn học. Em thích lắm. Về đòi mẹ cho em đi học nhưng mẹ lo nên không đồng ý, vì nghĩ không có tay lấy gì mà viết, học sao nổi. Nhưng em cứ đến rồi đứng ngoài cửa xem. Cô giáo thấy thương, dắt em về nhà thuyết phục bố mẹ cho em được học. Vào lớp 1, người ta không nhận. Em không bỏ cuộc, nhờ mẹ dắt vào trường xin nữa. Cuối cùng em cũng được nhận”.
Hạnh viết chữ bằng chân, lúc đầu là những nét chữ nguệch ngoạc, méo mó không ra hình ra dạng. Đôi chân kẹp bút của Hạnh mỏi nhừ, các kẽ ngón chân sưng tấy lên, tóe máu vì đôi chân không thể “mềm” như đôi tay. Hạnh phải gồng lực lên kẹp chặt bút. "Có công mài sắt có ngày nên kim", dần dần chữ của Hạnh không thua kém gì các bạn trong lớp. Kết quả, ngay năm lớp một, cậu đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp trước sự ngỡ ngàng của các bạn và nhà trường. Các bạn trong lớp sau đó đã đặt cho cậu biệt danh “Chim cánh cụt”. Hạnh thích và thêm vào 2 chữ “biết bay”.
Không có gì là không thể
Không chỉ rất ngoan, học giỏi, Hạnh còn làm được tất cả mọi việc như người bình thường, chỉ bằng đôi chân. Từ lâu, Hạnh đã phụ giúp mẹ đi chợ mua thức ăn, về lại vào bếp, xắt thịt, rửa rau, nấu ăn. Mọi việc khác như quét nhà, rửa bát, tưới rau... Hạnh đều có thể làm rất nhanh, gọn.
Gài nút áo bằng chân rất điệu nghệ Năm 2008, một nhà hảo tâm trên TP.HCM tặng Hạnh chiếc xe đạp 3 bánh và một nhà hảo tâm khác tặng cho Hạnh bộ máy vi tính. Vậy là đôi chân Hạnh tiếp tục chinh phục những thử thách mới cho riêng mình. Hạnh thường lấy xe chở em đi chơi, đi học rồi phụ mẹ chở dưa leo ra chợ bán. Mỗi chuyến xe, Hạnh chở được hai bao có trọng lượng khoảng 50 kg. Còn khả năng sử dụng vi tính hiện giờ Hạnh đạt đến trình độ B - thành tích mà hiếm có đứa trẻ bình thường nào đạt được.
Hạnh rất đam mê vi tính
Phụ mẹ làm bếp “Hạnh là cậu bé nghị lực đáng nể. Không chỉ thế, cháu còn rất thông minh, thương ba mẹ, thương em, lễ phép với tất cả mọi người. Tất cả mọi người không riêng gì tôi đều yêu thương Hạnh. Đây là một cậu bé có tài, có đức, rất đáng để mọi người học hỏi", bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Định Quán.
Hiện giờ trên trán, trên chân của Hạnh vẫn còn vô số những vết sẹo lớn bé trong qua trình tập xe và làm việc.
Hạnh cho biết, em bị tai nạn nhiều nhất trong lúc tập xe. Có lần đang chạy xe đi học gặp một xe tải chở mía, Hạnh lái xe sang vệ đường để tránh xe tải thì bất ngờ trượt chân té xuống rãnh. Theo phản xạ của người bình thường khi ngã lấy tay đỡ, còn Hạnh không có tay liền dùng đầu đỡ. Lần ấy Hạnh đập đầu xuống đất mạnh quá nên ngất xỉu. Những người đi đường nhanh chóng đưa Hạnh đi bệnh viện cấp cứu nên em đã qua cơn nguy kịch.
Một lần khác, Hạnh khát nước nhưng không có ai ở nhà. Sẵn có bình đá đựng nước nhưng không ngờ bên trong lại đổ nước nóng, Hạnh kẹp hai chân vào bình rồi dốc xuống miệng, nước nóng chảy tràn ra làm bỏng hết mặt, cổ và bụng của Hạnh, may mà lần đó có người phát hiện kịp thời xử lý nhanh nên không để lại vết sẹo nặng.
Vì khuyết đôi tay nên Hạnh luôn cố gắng tập cho đôi chân càng ngày càng nhanh nhẹn và làm được nhiều việc trước sự ngỡ ngàng của gia đình và hàng xóm. Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa trong xóm, những ngày cuối tuần cậu cùng những người bạn mình đi bắt cua, cá ngoài đồng. Hạnh nói “không có đôi tay thì mình làm việc bằng đôi chân để thay thế, có sao đâu”.
Phụ ba làm vườn “Ước mơ của em sau này là gì?”, tôi hỏi. “Em muốn trở thành kỹ sư tin học. Đó là cả một thế giới mênh mông, khám phá cả đời cũng không hết”, Hạnh nói. Có lẽ, ước mơ này không quá khó với em, vì hiện em không chỉ là học sinh giỏi của trường THCS chuyên Lê Thánh Tông, huyện Định Quán, Đồng Nai, mà còn đứng đầu lớp môn tin học.
Thật khó tin khi nghe ai nói không có đôi tay mà bơi lội dưới nước như con rắn. Điều khó tin ấy Hạnh cũng làm được. Không chỉ bơi giỏi, Hạnh còn đoạt Huy chương Đồng môn bơi lội dành cho người khuyết tật tỉnh Đồng Nai, mặc dù cậu chỉ tập bơi ở ao nhà.
"Cháu nó chẳng đi học bơi ngày nào, chỉ tắm ở cái ao nhỏ trong vườn nhà. Nhưng có lần thấy các bạn tham gia thi bơi, từ đó, ngày nào về cháu cũng nhảy xuống ao tập bơi”, anh Thân kể.
Ước mơ của Hạnh là ngay bây giờ được vào trường khuyết tật vừa học vừa làm để phụ giúp cha mẹ.
“Hồi trước vợ chồng tôi cũng có đất, có trại heo kha khá, kinh tế không đến nỗi. Nhưng năm 2009, bị dịch tai xanh, đàn heo mấy chục con chết hết. Hết vốn, nợ nần chồng chất, phải bán nhà để trả nợ. Giờ phải ở nhờ nhà ngoại. Cháu thương ba mẹ nên chỉ muốn đi làm. Nhưng chúng tôi quyết tâm lo cho cháu ăn học, chừng nào cháu còn học được”, chị Hợp nói.
Nhưng, ở ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, chàng trai Hồ Hữu Hạnh, sinh năm 2000, có thể trả lời chắc nịch rằng “vẫn làm được mọi thứ”.
Đôi chân kỳ diệu
Đến nhà Hạnh, nhìn chàng trai 17 tuổi gầy gò, không có đôi tay, cảm giác đầu tiên của tôi là ái ngại, nhưng cảm giác ấy dần mất đi, thay vào đó là sự ngạc nhiên, thán phục. Bởi, đôi chân diệu kỳ của em có thể làm tất cả mọi việc như một người bình thường.
Gia đình Hạnh trong bữa cơm trưa
"Tôi quê gốc ở Nghệ An. Ngày xưa vất vả, trong một lần đi làm rẫy, chúng tôi giẫm phải thùng thuốc khai quang nhưng vẫn không biết gì, đến khi cháu Hạnh bị như vậy, chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân, mới nhớ lại và biết đó là thùng dioxin. Vợ tôi hồi mới sinh, cứ tưởng không vượt qua nổi nỗi đau này. Tôi đặt ngay tên con là Hạnh vì tôi thấy cháu bất hạnh quá, nghĩ cả đời này chắc cháu chỉ ngồi một chỗ và đút cho ăn mà thôi. Cũng may là cháu có nghị lực nên vợ chồng tôi cũng an ủi phần nào”, anh Thân nói.
Chị Bùi Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Lúc nhỏ, Hạnh đã có những biểu hiện khác với những đứa trẻ bình thường, cháu vừa bú mẹ vừa đưa chân kẹp vào vú bên kia, rồi khi tập bò, Hạnh trườn như con sâu đo. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ tuột tay vì người cháu trơn tuột không có điểm tựa. Tôi không dám giao con cho ai trông vì biết đâu người ta sơ ý thì không biết đâu mà lường".
Anh Thân bảo, ngay từ khi chập chững biết đi, Hạnh đã cho thấy là một đứa trẻ có nghị lực. Không có cánh tay làm điểm tựa bấu víu, những bước chân xiêu vẹo, đứng dậy lại ngã xuống, đầu đập xuống nền, cột nhà uỳnh uỵch, vậy mà cậu không khóc, vết sẹo cũ chưa lành vết thương mới lại xuất hiện chồng chéo lên nhau. Đó là cả một quá trình tập luyện gian khổ của cậu bé Hạnh và như để khỏa lấp sự thiếu vắng cơ thể, Hạnh bắt đầu dùng đến đôi chân và hai con mắt.
Huy chương đồng bơi lội của chim cánh cụt Hồ Hữu Hạnh
Hạnh viết chữ bằng chân, lúc đầu là những nét chữ nguệch ngoạc, méo mó không ra hình ra dạng. Đôi chân kẹp bút của Hạnh mỏi nhừ, các kẽ ngón chân sưng tấy lên, tóe máu vì đôi chân không thể “mềm” như đôi tay. Hạnh phải gồng lực lên kẹp chặt bút. "Có công mài sắt có ngày nên kim", dần dần chữ của Hạnh không thua kém gì các bạn trong lớp. Kết quả, ngay năm lớp một, cậu đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp trước sự ngỡ ngàng của các bạn và nhà trường. Các bạn trong lớp sau đó đã đặt cho cậu biệt danh “Chim cánh cụt”. Hạnh thích và thêm vào 2 chữ “biết bay”.
Không có gì là không thể
Không chỉ rất ngoan, học giỏi, Hạnh còn làm được tất cả mọi việc như người bình thường, chỉ bằng đôi chân. Từ lâu, Hạnh đã phụ giúp mẹ đi chợ mua thức ăn, về lại vào bếp, xắt thịt, rửa rau, nấu ăn. Mọi việc khác như quét nhà, rửa bát, tưới rau... Hạnh đều có thể làm rất nhanh, gọn.
Gài nút áo bằng chân rất điệu nghệ
Hạnh rất đam mê vi tính
Phụ mẹ làm bếp
Hiện giờ trên trán, trên chân của Hạnh vẫn còn vô số những vết sẹo lớn bé trong qua trình tập xe và làm việc.
Hạnh cho biết, em bị tai nạn nhiều nhất trong lúc tập xe. Có lần đang chạy xe đi học gặp một xe tải chở mía, Hạnh lái xe sang vệ đường để tránh xe tải thì bất ngờ trượt chân té xuống rãnh. Theo phản xạ của người bình thường khi ngã lấy tay đỡ, còn Hạnh không có tay liền dùng đầu đỡ. Lần ấy Hạnh đập đầu xuống đất mạnh quá nên ngất xỉu. Những người đi đường nhanh chóng đưa Hạnh đi bệnh viện cấp cứu nên em đã qua cơn nguy kịch.
Một lần khác, Hạnh khát nước nhưng không có ai ở nhà. Sẵn có bình đá đựng nước nhưng không ngờ bên trong lại đổ nước nóng, Hạnh kẹp hai chân vào bình rồi dốc xuống miệng, nước nóng chảy tràn ra làm bỏng hết mặt, cổ và bụng của Hạnh, may mà lần đó có người phát hiện kịp thời xử lý nhanh nên không để lại vết sẹo nặng.
Vì khuyết đôi tay nên Hạnh luôn cố gắng tập cho đôi chân càng ngày càng nhanh nhẹn và làm được nhiều việc trước sự ngỡ ngàng của gia đình và hàng xóm. Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa trong xóm, những ngày cuối tuần cậu cùng những người bạn mình đi bắt cua, cá ngoài đồng. Hạnh nói “không có đôi tay thì mình làm việc bằng đôi chân để thay thế, có sao đâu”.
Phụ ba làm vườn
Thật khó tin khi nghe ai nói không có đôi tay mà bơi lội dưới nước như con rắn. Điều khó tin ấy Hạnh cũng làm được. Không chỉ bơi giỏi, Hạnh còn đoạt Huy chương Đồng môn bơi lội dành cho người khuyết tật tỉnh Đồng Nai, mặc dù cậu chỉ tập bơi ở ao nhà.
"Cháu nó chẳng đi học bơi ngày nào, chỉ tắm ở cái ao nhỏ trong vườn nhà. Nhưng có lần thấy các bạn tham gia thi bơi, từ đó, ngày nào về cháu cũng nhảy xuống ao tập bơi”, anh Thân kể.
Ước mơ của Hạnh là ngay bây giờ được vào trường khuyết tật vừa học vừa làm để phụ giúp cha mẹ.
“Hồi trước vợ chồng tôi cũng có đất, có trại heo kha khá, kinh tế không đến nỗi. Nhưng năm 2009, bị dịch tai xanh, đàn heo mấy chục con chết hết. Hết vốn, nợ nần chồng chất, phải bán nhà để trả nợ. Giờ phải ở nhờ nhà ngoại. Cháu thương ba mẹ nên chỉ muốn đi làm. Nhưng chúng tôi quyết tâm lo cho cháu ăn học, chừng nào cháu còn học được”, chị Hợp nói.
Theo Phúc Lập (Nông Nghiệp)