Còn hai năm nữa đến tuổi về hưu, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Toàn hiện dạy học tại một trường tiểu học ở trung tâm huyện, với cuộc sống an nhàn, đầm ấm bên chồng con.
Vì tình yêu thương và trách nhiệm, cô giáo Toàn không quản vất vả, viết đơn tình nguyện vào xã khó khăn, cách thị trấn hơn 30 km, để dạy chữ cho con em đồng bào Chứt.
Cô giáo Toàn thăm hỏi các gia đình ở bản Rào Tre.Khi biết có đoàn nhà báo vào bản Rào Tre thuộc xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) là nơi vừa bị nước dâng cô lập, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Toàn xin đi nhờ xe, để vào thăm hỏi học sinh và bà con.
Ngồi trên xe, cô giáo Toàn nói: “Đời sống đồng bào dân tộc Chứt ở đây khổ lắm. 4 ngày lũ cô lập không vào bản được, tôi sốt ruột quá”.
Theo cô Toàn, từ những năm 1990 trở về trước, đồng bào dân tộc Chứt sống chủ yếu trong hang đá, duy trì sự sống bằng săn bắt và hái lượm… Bộ đội Biên phòng phát hiện và đưa 6 hộ về làm nhà, định cư tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Sau 26 năm rời cuộc sống du canh du cư, hiện nay bà con đã ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Dân số người Chứt ở đây tăng lên 40 hộ, 145 khẩu.
Người mẹ hiền của bản
Xe chúng tôi dừng ở trung tâm bản Rào Tre, cô Toàn vội vã xuống và leo lên dốc. Người già, trẻ em ùa ra hô to “mẹ Toàn đã vào”. Trưởng bản Hồ Thị Liên cho biết, dù bị cô lập 4 ngày, nhưng nhờ có lương thực hỗ trợ trận lũ trước nên dân bản không bị đói. Chỉ nhớ mẹ Toàn thôi... Nghe vậy, chúng tôi cười vui vẻ.
Cô Toàn dặn dò: “Các đoàn hỗ trợ lương thực và tiền, dân bản tuyệt đối không được đổi hay bán để mua rượu uống. Mình phải biết để dành, chăm lo cho con cái đi học.
Đời mình khổ thì đành chịu, nhưng phải cố gắng để con cháu sung sướng. Ai không nghe lời, cô sẽ không yêu quý. Cô phát hiện ai mua và uống rượu sẽ tịch thu, chịu phạt nhé”. Mọi người một vâng hai dạ “mẹ Toàn nói đúng”. Theo cô Toàn, thế hệ ông bà, cha mẹ của các em học sinh bây giờ cũng là học trò của cô trước kia.
Tốt nghiệp Trường Sư phạm Nghệ An, cô Toàn đã giảng dạy tại nhiều trường tiểu học thuộc vùng khó khăn, hẻo lánh trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Năm 2001, cô được phân công về dạy ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hương Khê.
Đây là ngôi trường dành cho con em dân tộc thiểu số và một số đối tượng ở các xã vùng khó khăn, vùng xa thuộc huyện Hương Khê về nội trú, học tập. Trẻ em dân tộc Chứt ở bản Rào Tre được đưa về đây học lớp 1.
Dù đồng bào Chứt được về ở định cư, nhưng vẫn xa lạ với chữ viết và nhận thức còn thấp kém. Các em dân tộc Chứt vốn nhỏ người, sức khỏe yếu. Thầy cô là người thay bố mẹ chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, giám sát mọi hoạt động.
Thế mà, không kể ngày đêm, mưa gió, hễ thầy có lơ là một chút là các em lại vượt rào trốn về nhà, về khe, suối... Gần 7 năm gắn bó với ngôi trường nội trú, là chừng ấy thời gian cô gắn liền với các em học sinh dân tộc Chứt, cùng ăn, cùng vui chơi trò chuyện nên đã thấu hiểu được các em.
Cô Toàn nắm rõ từng hộ gia đình và hiểu được cả tiếng dân tộc Chứt để giao tiếp. “Tôi xem dân bản người Chứt như người thân, thường xuyên gần gũi, quan tâm và động viên họ cố gắng chăm chỉ làm kinh tế để thoát nghèo. Được trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ các em dân tộc Chứt, tôi cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa”, cô Toàn chia sẻ.
Đơn tình nguyện cô Toàn viết để được vào dạy chữ cho học sinh dân tộc Chứt.
Viết đơn tình nguyện
Học sinh tiểu học được chuyển về học bán trú tại Trường Tiểu học Hương Liên (xã Hương Liên), việc dạy các em dân tộc Chứt gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu giáo viên kèm cặp.
Để giải quyết bài toán trên, phòng giáo dục huyện Hương Khê vận động giáo viên các trường trên địa bàn tăng cường 1 tuần/tháng vào Trường Tiểu học Hương Liên để dạy học cho các em học sinh dân tộc Chứt.
Là một trong những giáo viên có thâm niên trong việc giảng dạy trẻ em dân tộc Chứt, cô Toàn thầm nghĩ, nhiều năm dạy các em ở trường dân tộc nội trú mà việc học của các em còn gặp nhiều khó khăn.
Giờ đây, một tháng dạy một tuần thì hiệu quả sao được. Suy nghĩ đó khiến cô trăn trở rất nhiều, cuối cùng cô Toàn quyết định viết đơn xin vào ở hẳn xã Hương Liên để đem con chữ đến với các em. Biết cô Toàn viết đơn tình nguyện vào dạy cho con em dân tộc Chứt, các thành viên trong gia đình cô ra sức can ngăn. “Ai cũng phản đối và quyết không cho tôi đi.
Nhất là các con, chúng lo cho sức khỏe của tôi sẽ không đủ sức để vào công tác trong đó. Tôi đã làm công tác tư tưởng, phân tích nên cuối cùng mọi người đều thấu hiểu”, cô Toàn cho biết.
Cấp tiểu học có 18 học sinh người Chứt, 2 lớp ghép, 5 trình độ. Ngày lên lớp, tối cô Toàn soi đèn pin đi về bản hướng dẫn các em học sinh ôn tập bài. “Cái khó nhất của các cháu dân tộc Chứt là các cháu khó nhớ và chóng quên.
Có nhiều cháu học 4 tháng mà các âm nhớ không hết và các em rất lười học. Đôi lúc đang ngồi học nhiều cháu bỗng dưng đòi về nhà, không chịu học. Chính vì hiểu được các cháu nên phải khơi dậy trong các cháu niềm đam mê, thích việc học”, cô Toàn chia sẻ công việc gian nan gieo con chữ cho các em dân tộc Chứt. Nhờ tình yêu và niềm đam mê không quản ngại khó khăn, vất vả của cô Toàn, giờ đây hầu hết các em dân tộc Chứt đã nắm được con chữ, biết đọc, biết viết.
Chúng tôi rời bản Rào Tre, cô Toàn ở lại bản. “Nước lũ rút rồi, học sinh phải nghỉ học mấy ngày nên tôi phải ở lại để buổi tối bổ sung kiến thức cho học sinh”, cô nói .
Vì tình yêu thương và trách nhiệm, cô giáo Toàn không quản vất vả, viết đơn tình nguyện vào xã khó khăn, cách thị trấn hơn 30 km, để dạy chữ cho con em đồng bào Chứt.
Cô giáo Toàn thăm hỏi các gia đình ở bản Rào Tre.
Ngồi trên xe, cô giáo Toàn nói: “Đời sống đồng bào dân tộc Chứt ở đây khổ lắm. 4 ngày lũ cô lập không vào bản được, tôi sốt ruột quá”.
Theo cô Toàn, từ những năm 1990 trở về trước, đồng bào dân tộc Chứt sống chủ yếu trong hang đá, duy trì sự sống bằng săn bắt và hái lượm… Bộ đội Biên phòng phát hiện và đưa 6 hộ về làm nhà, định cư tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Sau 26 năm rời cuộc sống du canh du cư, hiện nay bà con đã ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Dân số người Chứt ở đây tăng lên 40 hộ, 145 khẩu.
Người mẹ hiền của bản
Xe chúng tôi dừng ở trung tâm bản Rào Tre, cô Toàn vội vã xuống và leo lên dốc. Người già, trẻ em ùa ra hô to “mẹ Toàn đã vào”. Trưởng bản Hồ Thị Liên cho biết, dù bị cô lập 4 ngày, nhưng nhờ có lương thực hỗ trợ trận lũ trước nên dân bản không bị đói. Chỉ nhớ mẹ Toàn thôi... Nghe vậy, chúng tôi cười vui vẻ.
Cô Toàn dặn dò: “Các đoàn hỗ trợ lương thực và tiền, dân bản tuyệt đối không được đổi hay bán để mua rượu uống. Mình phải biết để dành, chăm lo cho con cái đi học.
Đời mình khổ thì đành chịu, nhưng phải cố gắng để con cháu sung sướng. Ai không nghe lời, cô sẽ không yêu quý. Cô phát hiện ai mua và uống rượu sẽ tịch thu, chịu phạt nhé”. Mọi người một vâng hai dạ “mẹ Toàn nói đúng”. Theo cô Toàn, thế hệ ông bà, cha mẹ của các em học sinh bây giờ cũng là học trò của cô trước kia.
Tốt nghiệp Trường Sư phạm Nghệ An, cô Toàn đã giảng dạy tại nhiều trường tiểu học thuộc vùng khó khăn, hẻo lánh trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Năm 2001, cô được phân công về dạy ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hương Khê.
Đây là ngôi trường dành cho con em dân tộc thiểu số và một số đối tượng ở các xã vùng khó khăn, vùng xa thuộc huyện Hương Khê về nội trú, học tập. Trẻ em dân tộc Chứt ở bản Rào Tre được đưa về đây học lớp 1.
Dù đồng bào Chứt được về ở định cư, nhưng vẫn xa lạ với chữ viết và nhận thức còn thấp kém. Các em dân tộc Chứt vốn nhỏ người, sức khỏe yếu. Thầy cô là người thay bố mẹ chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, giám sát mọi hoạt động.
Thế mà, không kể ngày đêm, mưa gió, hễ thầy có lơ là một chút là các em lại vượt rào trốn về nhà, về khe, suối... Gần 7 năm gắn bó với ngôi trường nội trú, là chừng ấy thời gian cô gắn liền với các em học sinh dân tộc Chứt, cùng ăn, cùng vui chơi trò chuyện nên đã thấu hiểu được các em.
Cô Toàn nắm rõ từng hộ gia đình và hiểu được cả tiếng dân tộc Chứt để giao tiếp. “Tôi xem dân bản người Chứt như người thân, thường xuyên gần gũi, quan tâm và động viên họ cố gắng chăm chỉ làm kinh tế để thoát nghèo. Được trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ các em dân tộc Chứt, tôi cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa”, cô Toàn chia sẻ.
Đơn tình nguyện cô Toàn viết để được vào dạy chữ cho học sinh dân tộc Chứt.
Viết đơn tình nguyện
Học sinh tiểu học được chuyển về học bán trú tại Trường Tiểu học Hương Liên (xã Hương Liên), việc dạy các em dân tộc Chứt gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu giáo viên kèm cặp.
Để giải quyết bài toán trên, phòng giáo dục huyện Hương Khê vận động giáo viên các trường trên địa bàn tăng cường 1 tuần/tháng vào Trường Tiểu học Hương Liên để dạy học cho các em học sinh dân tộc Chứt.
Là một trong những giáo viên có thâm niên trong việc giảng dạy trẻ em dân tộc Chứt, cô Toàn thầm nghĩ, nhiều năm dạy các em ở trường dân tộc nội trú mà việc học của các em còn gặp nhiều khó khăn.
Giờ đây, một tháng dạy một tuần thì hiệu quả sao được. Suy nghĩ đó khiến cô trăn trở rất nhiều, cuối cùng cô Toàn quyết định viết đơn xin vào ở hẳn xã Hương Liên để đem con chữ đến với các em. Biết cô Toàn viết đơn tình nguyện vào dạy cho con em dân tộc Chứt, các thành viên trong gia đình cô ra sức can ngăn. “Ai cũng phản đối và quyết không cho tôi đi.
Nhất là các con, chúng lo cho sức khỏe của tôi sẽ không đủ sức để vào công tác trong đó. Tôi đã làm công tác tư tưởng, phân tích nên cuối cùng mọi người đều thấu hiểu”, cô Toàn cho biết.
Cấp tiểu học có 18 học sinh người Chứt, 2 lớp ghép, 5 trình độ. Ngày lên lớp, tối cô Toàn soi đèn pin đi về bản hướng dẫn các em học sinh ôn tập bài. “Cái khó nhất của các cháu dân tộc Chứt là các cháu khó nhớ và chóng quên.
Có nhiều cháu học 4 tháng mà các âm nhớ không hết và các em rất lười học. Đôi lúc đang ngồi học nhiều cháu bỗng dưng đòi về nhà, không chịu học. Chính vì hiểu được các cháu nên phải khơi dậy trong các cháu niềm đam mê, thích việc học”, cô Toàn chia sẻ công việc gian nan gieo con chữ cho các em dân tộc Chứt. Nhờ tình yêu và niềm đam mê không quản ngại khó khăn, vất vả của cô Toàn, giờ đây hầu hết các em dân tộc Chứt đã nắm được con chữ, biết đọc, biết viết.
Chúng tôi rời bản Rào Tre, cô Toàn ở lại bản. “Nước lũ rút rồi, học sinh phải nghỉ học mấy ngày nên tôi phải ở lại để buổi tối bổ sung kiến thức cho học sinh”, cô nói .
Bài và ảnh: Việt Hoàng (TTXVN)