Khác với nhiều thiếu nữ bị lừa bán ra nước ngoài, Lữ Thị T (quê bản Pụng, xã Mường Ải, huyện Kì Sơn, Nghệ An) bị “đánh” thuốc mê từ Nghệ An sang một vùng rừng bên kia biên giới phía bắc. Bi kịch đau lòng hơn là khi trốn thoát khỏi “động quỷ”, 6 năm sau, T trở về quê bằng đôi chân không còn bàn chân nữa.
Bi kịch sau liều thuốc mê
Bên bếp lửa trong ngôi nhà sàn ở bản Pụng, T ngậm ngùi kể lại câu chuyện bĩ cực của đời con gái trong nhạt nhòa nước mắt.
Lữ Thị T trở về quê bằng đôi chân không còn bàn chân (phía sau là mẹ T). Ảnh: V.TOÀNĐầu năm 2011 (khi T 26 tuổi), bà Vi Thị Nguyệt (trú bản Sơn Thành, xã Tà Cạ, huyện Kì Sơn) nhiều lần đến bản Pụng rủ rê T sang thủ đô Vientina (Lào) làm nghề thêu thổ cẩm, mức lương 2 triệu đồng/tháng nhưng bố mẹ T không đồng ý. Biết gặp khó, bà Nguyệt lợi dụng lúc bố mẹ T đi làm rẫy, bí mật đưa T rời khỏi bản Pụng, xuống TP.Vinh (Nghệ An) để “làm hộ chiếu xuất cảnh sang Lào”.
Từ bản Pụng, đi hơn 300 km xuống TP.Vinh, bà Nguyệt đưa T đến cổng Phòng xuất nhập cảnh của Công an tỉnh chụp ảnh nhưng tối đó, thay vì đưa hộ chiếu cho T, bà Nguyệt dẫn T lên chiếc xe con rồi trao viên thuốc, nói: “Uống thuốc chống nôn để không nôn ra xe”. Tưởng thật, T uống. Xe đi được một lúc, T buồn ngủ rồi thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, T bỗng dưng thấy mình ở trong một căn nhà treo biển chữ Trung Quốc giữa rừng, còn bà Nguyệt đã biến mất. Trong nhà rất đông người Trung Quốc đang nhìn ngó T rồi gọi điện thoại…
Kể đến đó, T cúi mặt nức nở, hai tay ghì chặt cái váy thổ cẩm đang thêu dở trên đôi chân tàn tạ. “Lúc đó, một phụ nữ Việt ghé tai tôi nói nhỏ, họ gọi điện giục người đến nhanh để mua mày đấy”. T nhớ lại, nét mặt thất thần.
Một ý nghĩ vụt đến trong đầu T là không thể lấy chồng nơi xứ người xa lạ. Thà chết thì thôi. Không chết thì thế nào cũng tìm được đường về quê với bố mẹ, anh em. Nghĩ thế, T cố tìm cách thoát khỏi “động quỷ” ghê sợ này. Trong chạng vạng ánh hoàng hôn, T nhanh mắt nhìn thấy cánh cửa cổng khép kín nhưng chưa khóa. Thấy đám người đang nhộn nhạo, T lẻn ra ngoài rồi chạy thục mạng vào rừng tối. Chạy được một đoạn xa T mới biết mình chỉ có cái áo mong manh trên người và đôi chân trần mà rừng thì tối mịt và lạnh cóng.
Cứ thế, lúc khỏe thì chạy, lúc mệt thì đi, khi mệt lử thì T bước dò dẫm hết ngày sang đêm. Đến ngày thứ ba, T nhìn thấy một hang đá, liền lết người vào đó nằm nghỉ lấy sức. Tại hang đá lãnh lẽo đó T đã nằm liệt thêm 3 ngày đêm nữa. Sáng ngày thứ sáu, một giấc mơ hết sức lạ lùng đánh thức T tỉnh dậy. T nhớ như in trong giấc mơ có bà lão hỏi vì sao lại lạc lối trong rừng. Hỏi rồi bà dặn “đi tiếp một chặng nữa rồi xuống dốc rừng đi thêm 100m sẽ gặp con đường và có người giúp”. T toan đứng dậy đi nhưng không thể nào nhấc nổi hai bàn chân tê buốt. T nghĩ, không lẽ mình nằm chết trong hang đá này. Không đứng đi được thì bò. T bò ra khỏi hang, lê lết một lúc lâu rồi bò xuống dốc. Kể đến đây, T chỉ cho chúng tôi thấy 2 đầu gối nham nhở những vết sẹo.
T kể tiếp, khi bò hết dốc thì thấy 2 ông bà vừa đi ra cổng. Thấy T, họ hỏi chuyện nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên họ vẽ kí hiệu xuống đường để trao đổi. Biết T là cô gái Việt vừa bị bán sang đây nên bà cởi áo cho T mặc rồi dìu T vào nhà cho ăn cơm nhưng T chỉ uống được vài thìa sữa. Lúc đó, ông cụ cầm máy điện thoại gọi cho bác sĩ và công an đến cứu giúp. Một giờ sau, họ đến chở T tới bệnh viện.
Về bản với đôi chân tàn
Đau đớn hơn bi kịch sau đêm bị “đánh” thuốc mê, lần này, khi tỉnh dậy trong bệnh viện, T hoảng hồn nhìn thấy 2 chân mình bị cắt cụt lủn. Sau này T mới biết, do bị ngấm lạnh, máu ở 2 bàn chân không lưu thông được nên bác sĩ phải phẫu thuật để cứu người.
Ở bệnh viện 15 ngày, T được chuyển về Trung tâm chăm sóc người tàn tật. Trong suốt 6 năm trời bơ vơ nơi xứ người, T buồn tê tái. Đã nhiều lần T viết đơn, ghi rõ tên tuổi, quê quán đưa tận tay người quản lí trung tâm để nhờ họ liên lạc về quê nhưng đều không có kết quả. Một lần, công an Trung Quốc đến dẫn theo 1 người Việt. Họ yêu cầu T tường trình lại toàn bộ vụ việc dẫn đến trung tâm này. Không ngờ ít hôm sau, trung tâm nhận được cuộc điện thoại. Nghe tiếng người Việt gọi nên họ đưa cho T nói chuyện. T vừa cầm điện thoại thì nghe tiếng của bố hỏi “có phải T đó không con”. T òa khóc nức nở: “Bố mẹ ơi, con không còn chân nữa rồi”. Nói xong T ngất lịm.
Ông Lữ Phò Viên (bố T) nhớ lại: “Khi gọi được cho con T thì cả nhà rối rít, nửa mừng, nửa lo vì không tin nổi sau 6 năm trời tìm kiếm khắp nơi, 3 lần gửi đơn cho công an huyện mà vẫn bặt tin con. Riêng mẹ T thì ngất xỉu”.
Chúng tôi hồi hộp muốn biết, vì sao ông Viên lại gọi điện gặp được T. Ông Viên giải thích: “Sau này T kể tôi mới biết. Chính người Việt đến trung tâm T ở để phiên dịch cho công an, biết chuyện đau lòng này nên đã lên Facebook. Sau tóm tắt câu chuyện là hình ảnh của T và số điện thoại của trung tâm nơi T ở. Một hôm, đứa em rể của T là Mây Văn Hon (phó công an xã Mường Ải) đọc được trên Facebook rồi về đưa cho cả nhà xem. Xem xong, tôi gọi điện ngay. Đến đầu tháng 6 năm nay thì Công an đưa T về”.
Bà Lữ Mẹ Viên (mẹ T) nãy giờ ngồi ôm gối, mắt không rời con gái, góp chuyện: “Hôm 3 anh em ra công an huyện chờ đón T. Khi thấy T, cả 4 anh em ôm nhau khóc thút thít. Mấy chú công an nhìn thấy cảnh đó cũng rơi nước mắt.
Từ ngày về đến nay, đêm nào T cũng ngủ với mẹ. Đêm nào T cũng kể mà không hết chuyện. T là con thứ hai trong 6 anh em, nhưng mãi tới năm 26 tuổi vẫn không chịu lấy chồng, mặc dù nhiều trai bản đến ngồi bên bếp lửa tận khuya mới về. T bảo, phải tìm cơ sở làm và bán được nhiều hàng thổ cẩm để có đồng lương ổn định mới tính chuyện chồng con. Ai ngờ, giờ mất hết 2 bàn chân…”. Nói đoạn, bà bảo đã 3 lần làm đơn tố cáo bà Nguyệt gây nên tội tình này gửi Công an huyện Kì Sơn, nhưng đến nay, cả gia đình bà vẫn chịu cảnh ngậm đắng, nuốt cay.
Thượng tá Tô Văn Hậu - trưởng Công an Kì Sơn - cho biết tiếp câu chuyện đưa T về bản như sau: “Sau khi nhận được thông tin của gia đình T và UBND xã Mường Ải, chúng tôi đã báo cáo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an Nghệ An nhờ giúp đỡ. PC45 đã làm việc với Tổ chức phi chính phủ mang tên Rồng Xanh và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Lào Cai, trao đổi với cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để đưa T về.
Riêng tố cáo của gia đình Lữ Thị T, chúng tôi đã có 2 văn bản trả lời. Văn bản nêu rõ, do bà Vi Thị Nguyệt không có mặt tại địa phương nên công tác điều tra như đơn tố cáo chưa có kết quả cuối cùng. Công an Kì Sơn đang tiếp tục làm rõ vụ án này”.
Bi kịch sau liều thuốc mê
Bên bếp lửa trong ngôi nhà sàn ở bản Pụng, T ngậm ngùi kể lại câu chuyện bĩ cực của đời con gái trong nhạt nhòa nước mắt.
Lữ Thị T trở về quê bằng đôi chân không còn bàn chân (phía sau là mẹ T). Ảnh: V.TOÀN
Từ bản Pụng, đi hơn 300 km xuống TP.Vinh, bà Nguyệt đưa T đến cổng Phòng xuất nhập cảnh của Công an tỉnh chụp ảnh nhưng tối đó, thay vì đưa hộ chiếu cho T, bà Nguyệt dẫn T lên chiếc xe con rồi trao viên thuốc, nói: “Uống thuốc chống nôn để không nôn ra xe”. Tưởng thật, T uống. Xe đi được một lúc, T buồn ngủ rồi thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, T bỗng dưng thấy mình ở trong một căn nhà treo biển chữ Trung Quốc giữa rừng, còn bà Nguyệt đã biến mất. Trong nhà rất đông người Trung Quốc đang nhìn ngó T rồi gọi điện thoại…
Kể đến đó, T cúi mặt nức nở, hai tay ghì chặt cái váy thổ cẩm đang thêu dở trên đôi chân tàn tạ. “Lúc đó, một phụ nữ Việt ghé tai tôi nói nhỏ, họ gọi điện giục người đến nhanh để mua mày đấy”. T nhớ lại, nét mặt thất thần.
Một ý nghĩ vụt đến trong đầu T là không thể lấy chồng nơi xứ người xa lạ. Thà chết thì thôi. Không chết thì thế nào cũng tìm được đường về quê với bố mẹ, anh em. Nghĩ thế, T cố tìm cách thoát khỏi “động quỷ” ghê sợ này. Trong chạng vạng ánh hoàng hôn, T nhanh mắt nhìn thấy cánh cửa cổng khép kín nhưng chưa khóa. Thấy đám người đang nhộn nhạo, T lẻn ra ngoài rồi chạy thục mạng vào rừng tối. Chạy được một đoạn xa T mới biết mình chỉ có cái áo mong manh trên người và đôi chân trần mà rừng thì tối mịt và lạnh cóng.
Cứ thế, lúc khỏe thì chạy, lúc mệt thì đi, khi mệt lử thì T bước dò dẫm hết ngày sang đêm. Đến ngày thứ ba, T nhìn thấy một hang đá, liền lết người vào đó nằm nghỉ lấy sức. Tại hang đá lãnh lẽo đó T đã nằm liệt thêm 3 ngày đêm nữa. Sáng ngày thứ sáu, một giấc mơ hết sức lạ lùng đánh thức T tỉnh dậy. T nhớ như in trong giấc mơ có bà lão hỏi vì sao lại lạc lối trong rừng. Hỏi rồi bà dặn “đi tiếp một chặng nữa rồi xuống dốc rừng đi thêm 100m sẽ gặp con đường và có người giúp”. T toan đứng dậy đi nhưng không thể nào nhấc nổi hai bàn chân tê buốt. T nghĩ, không lẽ mình nằm chết trong hang đá này. Không đứng đi được thì bò. T bò ra khỏi hang, lê lết một lúc lâu rồi bò xuống dốc. Kể đến đây, T chỉ cho chúng tôi thấy 2 đầu gối nham nhở những vết sẹo.
T kể tiếp, khi bò hết dốc thì thấy 2 ông bà vừa đi ra cổng. Thấy T, họ hỏi chuyện nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên họ vẽ kí hiệu xuống đường để trao đổi. Biết T là cô gái Việt vừa bị bán sang đây nên bà cởi áo cho T mặc rồi dìu T vào nhà cho ăn cơm nhưng T chỉ uống được vài thìa sữa. Lúc đó, ông cụ cầm máy điện thoại gọi cho bác sĩ và công an đến cứu giúp. Một giờ sau, họ đến chở T tới bệnh viện.
Về bản với đôi chân tàn
Đau đớn hơn bi kịch sau đêm bị “đánh” thuốc mê, lần này, khi tỉnh dậy trong bệnh viện, T hoảng hồn nhìn thấy 2 chân mình bị cắt cụt lủn. Sau này T mới biết, do bị ngấm lạnh, máu ở 2 bàn chân không lưu thông được nên bác sĩ phải phẫu thuật để cứu người.
Ở bệnh viện 15 ngày, T được chuyển về Trung tâm chăm sóc người tàn tật. Trong suốt 6 năm trời bơ vơ nơi xứ người, T buồn tê tái. Đã nhiều lần T viết đơn, ghi rõ tên tuổi, quê quán đưa tận tay người quản lí trung tâm để nhờ họ liên lạc về quê nhưng đều không có kết quả. Một lần, công an Trung Quốc đến dẫn theo 1 người Việt. Họ yêu cầu T tường trình lại toàn bộ vụ việc dẫn đến trung tâm này. Không ngờ ít hôm sau, trung tâm nhận được cuộc điện thoại. Nghe tiếng người Việt gọi nên họ đưa cho T nói chuyện. T vừa cầm điện thoại thì nghe tiếng của bố hỏi “có phải T đó không con”. T òa khóc nức nở: “Bố mẹ ơi, con không còn chân nữa rồi”. Nói xong T ngất lịm.
Ông Lữ Phò Viên (bố T) nhớ lại: “Khi gọi được cho con T thì cả nhà rối rít, nửa mừng, nửa lo vì không tin nổi sau 6 năm trời tìm kiếm khắp nơi, 3 lần gửi đơn cho công an huyện mà vẫn bặt tin con. Riêng mẹ T thì ngất xỉu”.
Chúng tôi hồi hộp muốn biết, vì sao ông Viên lại gọi điện gặp được T. Ông Viên giải thích: “Sau này T kể tôi mới biết. Chính người Việt đến trung tâm T ở để phiên dịch cho công an, biết chuyện đau lòng này nên đã lên Facebook. Sau tóm tắt câu chuyện là hình ảnh của T và số điện thoại của trung tâm nơi T ở. Một hôm, đứa em rể của T là Mây Văn Hon (phó công an xã Mường Ải) đọc được trên Facebook rồi về đưa cho cả nhà xem. Xem xong, tôi gọi điện ngay. Đến đầu tháng 6 năm nay thì Công an đưa T về”.
Bà Lữ Mẹ Viên (mẹ T) nãy giờ ngồi ôm gối, mắt không rời con gái, góp chuyện: “Hôm 3 anh em ra công an huyện chờ đón T. Khi thấy T, cả 4 anh em ôm nhau khóc thút thít. Mấy chú công an nhìn thấy cảnh đó cũng rơi nước mắt.
Từ ngày về đến nay, đêm nào T cũng ngủ với mẹ. Đêm nào T cũng kể mà không hết chuyện. T là con thứ hai trong 6 anh em, nhưng mãi tới năm 26 tuổi vẫn không chịu lấy chồng, mặc dù nhiều trai bản đến ngồi bên bếp lửa tận khuya mới về. T bảo, phải tìm cơ sở làm và bán được nhiều hàng thổ cẩm để có đồng lương ổn định mới tính chuyện chồng con. Ai ngờ, giờ mất hết 2 bàn chân…”. Nói đoạn, bà bảo đã 3 lần làm đơn tố cáo bà Nguyệt gây nên tội tình này gửi Công an huyện Kì Sơn, nhưng đến nay, cả gia đình bà vẫn chịu cảnh ngậm đắng, nuốt cay.
Thượng tá Tô Văn Hậu - trưởng Công an Kì Sơn - cho biết tiếp câu chuyện đưa T về bản như sau: “Sau khi nhận được thông tin của gia đình T và UBND xã Mường Ải, chúng tôi đã báo cáo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an Nghệ An nhờ giúp đỡ. PC45 đã làm việc với Tổ chức phi chính phủ mang tên Rồng Xanh và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Lào Cai, trao đổi với cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để đưa T về.
Riêng tố cáo của gia đình Lữ Thị T, chúng tôi đã có 2 văn bản trả lời. Văn bản nêu rõ, do bà Vi Thị Nguyệt không có mặt tại địa phương nên công tác điều tra như đơn tố cáo chưa có kết quả cuối cùng. Công an Kì Sơn đang tiếp tục làm rõ vụ án này”.
Theo Vũ Toàn (laodong.vn)