Cá cơm,cá mờm sữa thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 6 ÂL; hiện hàng trăm hộ dân ở xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu), phường Quỳnh Dỵ (TX. Hoàng Mai) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang tất bật vào vụ chế biến cá. Nhiều lô hàng được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã có mặt tại bến Lạch Quèn xã Tiến Thủy, Lạch Cờn phường Quỳnh Phương để đón tàu thuyền khai thác cá cơm cập bến. Ảnh: Như Thủy
Giá cá cơm thu mua tại bến hiện nay là 12.000 đồng/kg; có thời điểm tăng lên 20.000 đồng/kg nhưng vẫn hết hàng. Ảnh: Quang An
Cá cơm thường đánh bắt được nhiều vào tháng 5 và tháng 6 âm lịch. Trung bình mỗi thuyền có thể đánh bắt được 2 -3 tấn cá cơm/chuyến. Ảnh: Quang An
Cá cơm sau khi được rửa sạch, nhặt rác, tạp chất được phơi khô dưới nắng to để giữ được độ tươi ngon. Ảnh: Như Thủy
Dụng cụ phơi cá là từng khuôn gỗ hình vuông, đáy là lưới cước dày để cá có thể ráo nước trong quá trình phơi. Ảnh: Như Thủy
Cá được phơi một nắng già từ 8h sáng đến 14 h chiều, trong thời gian đó người dân phải đảo cá để đảm bảo cá khô đều 2 mặt. Ảnh: Như Thủy
Ngoài cá cơm thì cá mờm ( một loại cá thuộc họ cá cơm) thỉnh thoảng cũng xuất hiện và cho bà con như dân giá trị cao. Cá mờm phơi khô bán với giá từ 200.000 -300.000 đồng/ kg. Cá sau khi phơi khô được đóng gói trong túi ni lông xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Một số lượng ít được bán lẻ tại các chợ quê. Ảnh: Như Thủy
Thịt cá cơm rất lành, hàm lượng đạm cao, chứa nhiều canxi, nhiều vitamin có thể chế biến thành nhiều món ăn. Riêng loại cá cơm nhỏ (cá cơm mờm sữa) rất hiếm nên giá cao gấp hai, ba lần so với loại cá cơm. Ảnh: Như Thủy.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã có mặt tại bến Lạch Quèn xã Tiến Thủy, Lạch Cờn phường Quỳnh Phương để đón tàu thuyền khai thác cá cơm cập bến. Ảnh: Như Thủy
Giá cá cơm thu mua tại bến hiện nay là 12.000 đồng/kg; có thời điểm tăng lên 20.000 đồng/kg nhưng vẫn hết hàng. Ảnh: Quang An
Cá cơm thường đánh bắt được nhiều vào tháng 5 và tháng 6 âm lịch. Trung bình mỗi thuyền có thể đánh bắt được 2 -3 tấn cá cơm/chuyến. Ảnh: Quang An
Cá cơm sau khi được rửa sạch, nhặt rác, tạp chất được phơi khô dưới nắng to để giữ được độ tươi ngon. Ảnh: Như Thủy
Dụng cụ phơi cá là từng khuôn gỗ hình vuông, đáy là lưới cước dày để cá có thể ráo nước trong quá trình phơi. Ảnh: Như Thủy
Cá được phơi một nắng già từ 8h sáng đến 14 h chiều, trong thời gian đó người dân phải đảo cá để đảm bảo cá khô đều 2 mặt. Ảnh: Như Thủy
Ngoài cá cơm thì cá mờm ( một loại cá thuộc họ cá cơm) thỉnh thoảng cũng xuất hiện và cho bà con như dân giá trị cao. Cá mờm phơi khô bán với giá từ 200.000 -300.000 đồng/ kg. Cá sau khi phơi khô được đóng gói trong túi ni lông xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Một số lượng ít được bán lẻ tại các chợ quê. Ảnh: Như Thủy
Thịt cá cơm rất lành, hàm lượng đạm cao, chứa nhiều canxi, nhiều vitamin có thể chế biến thành nhiều món ăn. Riêng loại cá cơm nhỏ (cá cơm mờm sữa) rất hiếm nên giá cao gấp hai, ba lần so với loại cá cơm. Ảnh: Như Thủy.
Theo Như Thủy, Quang An (báo Nghệ An)