• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Bí quyết giành điểm tối đa môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017

HMO

Administrator
Staff member
Khi nghĩ đến môn Lịch sử, học sinh liên tưởng đến những con số và hàng loạt sự kiện phải nhớ. Vậy làm thế nào để học hiệu quả trong giai đoạn nước rút? Bí quyết nào để đạt điểm cao môn Lịch sử? Đó là câu hỏi mà nhiều học sinh chọn thi môn Lịch sử đặt ra.

Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy môn Lịch sử
Từ các đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, có thể thấy kiến thức trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử được rải đều tất cả các phần trong chương trình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 hiện hành.

Các câu hỏi có các cấp độ từ nhận biết kiến thức đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo “ma trận đề”. Kiến thức phần Lịch sử thế giới là 30% và Lịch sử Việt Nam là 70%.

Để giúp học sinh của mình làm được bài tốt, đạt điểm cao, thạc sĩ Trần Trung Hiếu, (giáo viên trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), đã đưa ra một số phương pháp cũng như cách làm bài môn Lịch sử để hướng dẫn học sinh của mình.

Thầy Hiếu chia sẻ: “Mức độ phân bố câu hỏi từ “nhận biết kiến thức”, “thông hiểu”, “vận dụng”, “vận dụng cao” sẽ dao động là 60%, 20%, 10%. Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, học sinh nên học các bài tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vấn đề”.


Thay đổi cách học để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với môn Lịch sử, đồng thời giúp học sinh đạt kết quả cao trong quá trình làm bài thi. Ảnh Hải Nam.
Theo như chương trình học của môn Lịch sử lớp 12 hiện nay, nội dung chủ yếu có hai phần: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam.

Nội dung Lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000 bao gồm: Trật tự thế giới hai cực Ianta; Sự hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống CNXH của Liên Xô, Đông Âu; Phong trào giải phóng dân tộc Á- Phi- Mỹ La tinh. Những chuyển biến quan trọng của Chủ nghĩa tư bản sau Đại chiến 2; Sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX; Sự bùng nổ của cách mạng khoa học- kỹ thuật sau Đại chiến 2 và cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay.

Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng giai đoạn lịch sử trong một quá trình liên tục của các sự kiện lớn theo trình tự thời gian từ 1919 đến 2000 (1919-1930, 1930-1945, 1945-1946, 1946-1954, 1954-1975, 1975-2000).

Thầy Hiếu chia sẻ: “Học sinh cần nắm vững nội dung, nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn từ đó rút ra mối quan hệ tương tác, biện chứng của từng giai đoạn gắn liền với từng nhiệm vụ cụ thể”.

“Muốn nhớ một cách hệ thống các sự kiện lịch sử, học sinh nên hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy”, thầy Hiếu nhấn mạnh.

Sơ đồ tư duy dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” đến “nhánh”, từ ý lớn sang ý bé. Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành.


Kỳ thi THPT Quốc gia 2017, môn Lịch sử thi bằng hình thức trắc nghiệm. Ảnh Hải Nam.
Thầy Hiếu chia sẻ thêm: “Thông qua sơ đồ tư duy, các em sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện. Cách học này cũng đỡ nhàm chán hơn khi các em sắm thêm những hộp bút chì màu để thể hiện sơ đồ”

Làm thế nào để đạt điểm cao?
Để bài thi đạt điểm cao học sinh phải biết phân tích và xử lý nhanh các câu hỏi trong đề. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Trước hết các em phải đọc nhanh qua các câu hỏi định hình được nhưng câu dễ và từ khóa của câu đó.

“Trong quá trình làm, các em có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lựa chọn phương án trả lời, tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức” - thầy Hiếu hướng dẫn.

Thời gian làm bài của mỗi câu hỏi môn Lịch sử chỉ hơn 1 phút, vì vậy học sinh cần lưu ý đọc kỹ và phân bố thời gian làm bài. Không dành quá nhiều thời gian cho một câu mà ảnh hưởng đến các câu khác.

“Trong trường hợp quá trình làm bài các em không nhớ chính xác các phương án trả lời thì không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu khoanh bừa. Cần dùng phương pháp loại trừ hoặc thay vì đi tìm đáp án đúng các em hãy thử tìm đáp án sai đó cũng là một cách hay, loại trừ càng nhiều phương án càng tốt. Nếu không còn cơ sở để loại trừ nữa thì các em hãy dùng cách phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn”, thầy Hiếu chia sẻ.

Nguồn Công Lý
 

Ads HMO

Ads HMO

Top