Xứ Nghệ, vùng văn hoá đặc sắc được thiên nhiên ban tặng bờ biển dài hơn 200km, với nhiều bãi biển có vẻ đẹp mê hồn, cùng với những trầm tích văn hoá có bản sắc độc đáo, là một lựa chọn hấp dẫn của du khách trong mỗi dịp hè.
Bình minh trên biển xứ Nghệ. ảnh: Xuân NhườngNgoài những khu du lịch nổi tiếng như Cửa Lò (Nghệ An) và Thiên Cầm (Hà Tĩnh), còn hàng chục bãi biển khác, mời mọc những du khách khám phá, thưởng thức. Năm nay, sau sự cố môi trường, du lịch biển xứ Nghệ đang trở lại, với diện mạo, hy vọng mới.
Quà tặng vô giá
Từ Hà Nội vào đến đất Nghệ An chỉ độ 200km, rẽ xuống phía đông khoảng 5km, du khách đã đến với bãi biển Quỳnh Phương. Đây là nơi có cảng cá cỡ lớn nhất Nghệ An, tàu thuyền ra vào tấp nập, đồng nghĩa với du khách có cơ hội thưởng thức rất nhiều loại hải sản mà độ tươi ngon khó nơi nào sánh bằng. Nơi đây, cư dân xứ biển nhiều đời sinh tụ, tạo nên nét văn hoá biển đậm đà “chất” Nghệ, mà có dịp tham dự Lễ hội Đền Cờn, ngôi đền được mệnh danh là linh thiêng nhất xứ Nghệ, du khách cảm nhận được đầy đủ hơn.
Chuỗi 7 bãi biển liên tiếp: Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy, được gọi chung là “biển Quỳnh” chưa được du khách biết đến nhiều, còn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ, con người mộc mạc, dân dã. Các món ăn không được chế biến cầu kỳ, giá cả mềm và đặc biệt tươi ngon.
Theo dấu lông ngỗng xưa của nàng công chúa Mỵ Châu, du khách đến biển Cửa Hiền (xã Diễn Trung, Diễn Châu), nơi tương truyền nàng đã phải rơi đầu để trả giá cho mối tình lầm lỡ. Cách đó chừng vài cây số là đền thờ An Dương Vương và Mỵ Châu tại xã Diễn An, nằm bên quốc lộ 1A, còn lưu giữ di cốt của con hạc, đã bay về và “hoá” tại đây. Cách đó chừng 5km, tại xã Diễn Thọ, là đền thờ tướng Cao Lỗ, người đã giúp vua chế tác nỏ thần huyền thoại. Cửa Hiền có bãi đá chạy dọc theo bờ biển, trông xa như đàn cá tìm về. Nơi đây cũng có khối đá hình thù kỳ lạ, được người dân gọi là bàn cờ tiên, truyền rằng, nơi xa xưa các vị tiên giáng trần đánh cờ.
Bên cạnh Cửa Lò, là Bãi Lữ thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc, với ngọn Lữ Sơn kéo dài ra tận mép biển. Người dân nơi đây vẫn kể chuyện lính Pháp tổ chức bắn con hổ trên núi để trừ hại cho dân.
Muốn thưởng thức vẻ đẹp của cửa biển lớn nhất xứ Nghệ, du khách đi thêm hơn chục cây số, đến Cửa Hội, nơi sông Lam huyền thoại đổ ra Biển Đông, là ranh giới tự nhiên với tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có mực tươi, mực khô, cá thu, nước mắm ngon nức tiếng, mà “độc” nhất là thứ nước mắm cốt đổ vào chai thuỷ tinh rồi chôn xuống đất độ 1 năm, với hương vị nếm một lần nhớ mãi.
Hy vọng khởi sắc sau sự cố môi trường
Hà Tĩnh, cũng có nhiều vùng biển đẹp: Xuân Hải (xã Thạch Bằng - Lộc Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hải - Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Kỳ Ninh (TX. Kỳ Anh), Mũi Đao (TX. Kỳ Anh) và bãi tắm Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh).
Các bãi biển, không chỉ có thiên nhiên kỳ thú, hải sản tuyệt vời, nổi tiếng nhất là món “mực nháy” Vũng Áng, mà còn có nhiều di tích phản ánh đời sống tâm linh sâu sắc của cư dân. Đó là núi Long Ngâm - Nam Giới ở Thạch Bàn, nơi có đền Chiêu Trưng thờ Đại vương Lê Khôi, dũng tướng chống giặc Minh; đền Bà Hải ở Kỳ Ninh, thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, người đã dâng “Kê minh thập sách” cho Hoàng đế Trần Duệ Tông, và đã hy sinh vì đại nghĩa. Đây cũng được xem là ngôi đền linh thiêng bậc nhất Hà Tĩnh.
Với những tiềm năng sẵn có, cộng với sự nỗ lực chung, nhiều năm qua, biển Hà Tĩnh đã thu hút ngày càng đông khách du lịch, đặc biệt vào dịp hè. Tuy nhiên, sự cố môi trường diễn ra ngay trước thềm mùa du lịch năm 2016 làm du lịch biển Hà Tĩnh tiêu điều.
Năm nay, sự cố môi trường đã được khắc phục, kết quả kiểm nghiệm thường xuyên mẫu nước tại các bãi tắm cho thấy biển đã an toàn. Tôm cá đã sinh sôi trở lại, ngư dân ra khơi trở về cá đầy ắp khoang.
Rạo rực mùa du lịch mới
Năm nay, nhiều khách sạn tại các khu du lịch biển Hà Tĩnh đã có nhiều đoàn khách đăng ký đặt phòng. Tỉnh đang hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng để tổ chức “Lễ khai trương mùa du lịch biển Hà Tĩnh 2017” vào tối 28.4, tại khu du lịch Xuân Thành. Các hoạt động thi đấu bóng chuyền bãi biển, quần vợt, bóng chuyền, đua chó, chơi golf… sẽ tạo nên không khí sôi động thu hút du khách. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc khởi động lại hoạt động du lịch biển sau sự cố môi trường nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nghệ An cũng sẽ tổ chức chương trình khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò năm 2017 với chủ đề “Biển Cửa Lò, hội tụ và tỏa sáng”, diễn ra vào ngày 29.4. Trước và sau lễ khai mạc, là một chuỗi các hoạt động văn hoá thể thao sôi động, vừa mang màu sắc hiện đại, vừa có tính chất truyền thống: Đua thuyền, kéo co, thi chim cảnh, hát dân ca ví giặm, cầu mây, bóng đá, bóng chuyền, golf, trại điêu khắc, chương trình nghệ thuật đường phố, giao lưu ca nhạc…
Các bãi biển của xứ Nghệ, từ Hoàng Mai cho đến Kỳ Anh, đều náo nức cho một mùa du lịch mới, không chỉ đem lại nguồn thu nhập, công việc cho người dân, mà góp phần lan toả, làm đậm đà thêm các giá trị văn hoá xứ sở tới du khách muôn phương.
Bình minh trên biển xứ Nghệ. ảnh: Xuân Nhường
Quà tặng vô giá
Từ Hà Nội vào đến đất Nghệ An chỉ độ 200km, rẽ xuống phía đông khoảng 5km, du khách đã đến với bãi biển Quỳnh Phương. Đây là nơi có cảng cá cỡ lớn nhất Nghệ An, tàu thuyền ra vào tấp nập, đồng nghĩa với du khách có cơ hội thưởng thức rất nhiều loại hải sản mà độ tươi ngon khó nơi nào sánh bằng. Nơi đây, cư dân xứ biển nhiều đời sinh tụ, tạo nên nét văn hoá biển đậm đà “chất” Nghệ, mà có dịp tham dự Lễ hội Đền Cờn, ngôi đền được mệnh danh là linh thiêng nhất xứ Nghệ, du khách cảm nhận được đầy đủ hơn.
Chuỗi 7 bãi biển liên tiếp: Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy, được gọi chung là “biển Quỳnh” chưa được du khách biết đến nhiều, còn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ, con người mộc mạc, dân dã. Các món ăn không được chế biến cầu kỳ, giá cả mềm và đặc biệt tươi ngon.
Theo dấu lông ngỗng xưa của nàng công chúa Mỵ Châu, du khách đến biển Cửa Hiền (xã Diễn Trung, Diễn Châu), nơi tương truyền nàng đã phải rơi đầu để trả giá cho mối tình lầm lỡ. Cách đó chừng vài cây số là đền thờ An Dương Vương và Mỵ Châu tại xã Diễn An, nằm bên quốc lộ 1A, còn lưu giữ di cốt của con hạc, đã bay về và “hoá” tại đây. Cách đó chừng 5km, tại xã Diễn Thọ, là đền thờ tướng Cao Lỗ, người đã giúp vua chế tác nỏ thần huyền thoại. Cửa Hiền có bãi đá chạy dọc theo bờ biển, trông xa như đàn cá tìm về. Nơi đây cũng có khối đá hình thù kỳ lạ, được người dân gọi là bàn cờ tiên, truyền rằng, nơi xa xưa các vị tiên giáng trần đánh cờ.
Bên cạnh Cửa Lò, là Bãi Lữ thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc, với ngọn Lữ Sơn kéo dài ra tận mép biển. Người dân nơi đây vẫn kể chuyện lính Pháp tổ chức bắn con hổ trên núi để trừ hại cho dân.
Muốn thưởng thức vẻ đẹp của cửa biển lớn nhất xứ Nghệ, du khách đi thêm hơn chục cây số, đến Cửa Hội, nơi sông Lam huyền thoại đổ ra Biển Đông, là ranh giới tự nhiên với tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có mực tươi, mực khô, cá thu, nước mắm ngon nức tiếng, mà “độc” nhất là thứ nước mắm cốt đổ vào chai thuỷ tinh rồi chôn xuống đất độ 1 năm, với hương vị nếm một lần nhớ mãi.
Hy vọng khởi sắc sau sự cố môi trường
Hà Tĩnh, cũng có nhiều vùng biển đẹp: Xuân Hải (xã Thạch Bằng - Lộc Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hải - Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Kỳ Ninh (TX. Kỳ Anh), Mũi Đao (TX. Kỳ Anh) và bãi tắm Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh).
Các bãi biển, không chỉ có thiên nhiên kỳ thú, hải sản tuyệt vời, nổi tiếng nhất là món “mực nháy” Vũng Áng, mà còn có nhiều di tích phản ánh đời sống tâm linh sâu sắc của cư dân. Đó là núi Long Ngâm - Nam Giới ở Thạch Bàn, nơi có đền Chiêu Trưng thờ Đại vương Lê Khôi, dũng tướng chống giặc Minh; đền Bà Hải ở Kỳ Ninh, thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, người đã dâng “Kê minh thập sách” cho Hoàng đế Trần Duệ Tông, và đã hy sinh vì đại nghĩa. Đây cũng được xem là ngôi đền linh thiêng bậc nhất Hà Tĩnh.
Với những tiềm năng sẵn có, cộng với sự nỗ lực chung, nhiều năm qua, biển Hà Tĩnh đã thu hút ngày càng đông khách du lịch, đặc biệt vào dịp hè. Tuy nhiên, sự cố môi trường diễn ra ngay trước thềm mùa du lịch năm 2016 làm du lịch biển Hà Tĩnh tiêu điều.
Năm nay, sự cố môi trường đã được khắc phục, kết quả kiểm nghiệm thường xuyên mẫu nước tại các bãi tắm cho thấy biển đã an toàn. Tôm cá đã sinh sôi trở lại, ngư dân ra khơi trở về cá đầy ắp khoang.
Rạo rực mùa du lịch mới
Năm nay, nhiều khách sạn tại các khu du lịch biển Hà Tĩnh đã có nhiều đoàn khách đăng ký đặt phòng. Tỉnh đang hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng để tổ chức “Lễ khai trương mùa du lịch biển Hà Tĩnh 2017” vào tối 28.4, tại khu du lịch Xuân Thành. Các hoạt động thi đấu bóng chuyền bãi biển, quần vợt, bóng chuyền, đua chó, chơi golf… sẽ tạo nên không khí sôi động thu hút du khách. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc khởi động lại hoạt động du lịch biển sau sự cố môi trường nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nghệ An cũng sẽ tổ chức chương trình khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò năm 2017 với chủ đề “Biển Cửa Lò, hội tụ và tỏa sáng”, diễn ra vào ngày 29.4. Trước và sau lễ khai mạc, là một chuỗi các hoạt động văn hoá thể thao sôi động, vừa mang màu sắc hiện đại, vừa có tính chất truyền thống: Đua thuyền, kéo co, thi chim cảnh, hát dân ca ví giặm, cầu mây, bóng đá, bóng chuyền, golf, trại điêu khắc, chương trình nghệ thuật đường phố, giao lưu ca nhạc…
Các bãi biển của xứ Nghệ, từ Hoàng Mai cho đến Kỳ Anh, đều náo nức cho một mùa du lịch mới, không chỉ đem lại nguồn thu nhập, công việc cho người dân, mà góp phần lan toả, làm đậm đà thêm các giá trị văn hoá xứ sở tới du khách muôn phương.
Nguồn Lao Động