Chiều tối 10.8, Bộ Y tế họp khẩn về vấn đề phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát trên cả nước, đặc biệt là tình hình nghiêm trọng ở thủ đô Hà Nội, gây nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện trên địa bàn. Hàng nghìn lượt khám chỉ trong một ngày vì SXH - là con số gây hoang mang cho cả người dân và ngành y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp về sốt xuất huyết (Ảnh: PV)Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt ra đúng vấn đề mà người dân đang quan tâm: Số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội cao nhất miền Bắc vì nhiều người mắc, số nhập viện nằm quá tải ở các BV tuyến cuối. Tại sao quyết liệt mà vẫn mắc nhiều, áp dụng hết các bài rồi mà không dập được, số lượng mắc không khống chế được. Tại sao vẫn để tình trạng quá tải? Tại sao nỗ lực nhiều nhưng không giải quyết được? Để giảm số mắc và khống chế tối đa tử vong, phải làm thế nào?
Trả lời Bộ trưởng, Phó Giám Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, số ca mắc là 13.275 trường hợp, tử vong 7 ca. Gần đây vẫn tăng, cứ tuần sau lại cao hơn tuần trước, chưa có dấu hiệu giảm. Các biện pháp làm rất đầy đủ, đã kiểm tra, phối hợp với ban ngành đầy đủ nhưng vẫn gia tăng, lý do có yếu tố khách quan và chủ quan.
"Đó là vấn đề di cư di dân, mật độ dân số cao. Yếu tố nữa là phát hiện thêm các typ lưu hành ở Hà Nội. Chúng tôi đã sử dụng tất cả biện pháp dựa vào cộng đồng, chủ yếu dựa vào cộng đồng nhưng đều làm chưa triệt để. Các đội đi phòng chống dịch luôn phát hiện dụng cụ chứa nước có bọ gậy nhưng địa bàn rộng, khi họ vào làm không thể hết được. Khoanh vùng 200 hộ, không bao giờ đi hết cả. Chưa kể các khu xen kẹt thường bị bỏ qua. Việc diệt bọ gậy, diệt muỗi chưa triệt để. Đó là nguyên nhân chủ quan, quan trọng nhất.
Về giải pháp, chúng tôi đã xin ý kiến các chuyên gia, họp nhiều, cuối cùng vẫn phải tập trung vào diệt muỗi, diệt bọ gậy. Trước kia là phong trào, nhưng giờ phải thành lập đội xung kích diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết. Đây phải là những người có sức khỏe từ lực lượng phụ nữ, dân phòng, cộng tác viên y tế… chọn ra những người có trách nhiệm phụ trách 30- 50 hộ gia đình, mỗi hộ 7 ngày/lần vào tuyên truyền, diệt bọ gậy. Thống kê đúng loại bọ gậy mà anh cần kiểm tra, thấy có là xử lý ngay. Hiện 25/30 quận nội thành đã thành lập đội này, rất quan trọng. Đội giám sát, cán bộ y tế có chuyên môn, cán bộ dân phố. Tập trung làm rất cẩn thận và nghiêm túc" - ông Hạnh nói.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Kim Tiến cho rằng: "Giải pháp hiện nay: Một là tránh muỗi đốt, nằm màn, mặc quần áo dài. Dùng các bình xịt muỗi, hương muỗi. Cơ bản phải diệt loăng quăng, nước sạch cũng phải thay. Hà Nội mưa liên tục, nóng thì nhiệt độ rất nóng... Hai là diệt muỗi. Ba là tuyên truyền để diệt ổ loăng quăng. Hà Nội mới có 135 đội phun thì phải huy động thêm, tất cả đều về đó cho máy móc, tập huấn cách pha, hướng dẫn kỹ thuật phun thật kỹ. Chiến dịch phun, giai đoạn này phải hạ hỏa, không còn cách nào khác".
Bộ trưởng nhấn mạnh, khi phun trong nhà cần phun đúng kỹ thuật và tăng cường phun bằng máy to trên ôtô ngoài đường. "Hà Nội chỉ có 2 xe như thế là quá ít. Huy động xe của các tỉnh khác. Tôi đề nghị phải tăng 20 xe và máy phun. Đầu phun, máy móc là phải chú ý. Diệt loăng quăng phải tỉ mỉ".
Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp về sốt xuất huyết (Ảnh: PV)
Trả lời Bộ trưởng, Phó Giám Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, số ca mắc là 13.275 trường hợp, tử vong 7 ca. Gần đây vẫn tăng, cứ tuần sau lại cao hơn tuần trước, chưa có dấu hiệu giảm. Các biện pháp làm rất đầy đủ, đã kiểm tra, phối hợp với ban ngành đầy đủ nhưng vẫn gia tăng, lý do có yếu tố khách quan và chủ quan.
"Đó là vấn đề di cư di dân, mật độ dân số cao. Yếu tố nữa là phát hiện thêm các typ lưu hành ở Hà Nội. Chúng tôi đã sử dụng tất cả biện pháp dựa vào cộng đồng, chủ yếu dựa vào cộng đồng nhưng đều làm chưa triệt để. Các đội đi phòng chống dịch luôn phát hiện dụng cụ chứa nước có bọ gậy nhưng địa bàn rộng, khi họ vào làm không thể hết được. Khoanh vùng 200 hộ, không bao giờ đi hết cả. Chưa kể các khu xen kẹt thường bị bỏ qua. Việc diệt bọ gậy, diệt muỗi chưa triệt để. Đó là nguyên nhân chủ quan, quan trọng nhất.
Về giải pháp, chúng tôi đã xin ý kiến các chuyên gia, họp nhiều, cuối cùng vẫn phải tập trung vào diệt muỗi, diệt bọ gậy. Trước kia là phong trào, nhưng giờ phải thành lập đội xung kích diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết. Đây phải là những người có sức khỏe từ lực lượng phụ nữ, dân phòng, cộng tác viên y tế… chọn ra những người có trách nhiệm phụ trách 30- 50 hộ gia đình, mỗi hộ 7 ngày/lần vào tuyên truyền, diệt bọ gậy. Thống kê đúng loại bọ gậy mà anh cần kiểm tra, thấy có là xử lý ngay. Hiện 25/30 quận nội thành đã thành lập đội này, rất quan trọng. Đội giám sát, cán bộ y tế có chuyên môn, cán bộ dân phố. Tập trung làm rất cẩn thận và nghiêm túc" - ông Hạnh nói.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Kim Tiến cho rằng: "Giải pháp hiện nay: Một là tránh muỗi đốt, nằm màn, mặc quần áo dài. Dùng các bình xịt muỗi, hương muỗi. Cơ bản phải diệt loăng quăng, nước sạch cũng phải thay. Hà Nội mưa liên tục, nóng thì nhiệt độ rất nóng... Hai là diệt muỗi. Ba là tuyên truyền để diệt ổ loăng quăng. Hà Nội mới có 135 đội phun thì phải huy động thêm, tất cả đều về đó cho máy móc, tập huấn cách pha, hướng dẫn kỹ thuật phun thật kỹ. Chiến dịch phun, giai đoạn này phải hạ hỏa, không còn cách nào khác".
Bộ trưởng nhấn mạnh, khi phun trong nhà cần phun đúng kỹ thuật và tăng cường phun bằng máy to trên ôtô ngoài đường. "Hà Nội chỉ có 2 xe như thế là quá ít. Huy động xe của các tỉnh khác. Tôi đề nghị phải tăng 20 xe và máy phun. Đầu phun, máy móc là phải chú ý. Diệt loăng quăng phải tỉ mỉ".
Theo Thùy Linh (Laodong.com.vn)