Tự xưng là cán bộ địa chính, nam thanh niên 9X ở huyện Đô Lương đã qua mặt người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thẻ cào và điện thoại.
Sáng 6/12, thông tin từ Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, đơn vị đã tạm giữ một đối tượng xưng là cán bộ địa chính có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Công an huyện Đô Lương đã tạm giữ đối tượng xưng là cán bộ địa chính có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.Theo đó, vừa qua, Công an huyện Đô Lương nhận được đơn trình báo của ông Nguyễn Đức Chu (63 tuổi), trú tại xóm 6, xã Tân Sơn, huyện Đô Lương phản ánh về việc có một thanh niên gọi điện thoại đến cho ông xưng danh là Dũng, cán bộ địa chính xã Tân Sơn, nhờ nộp hộ thẻ điện thoại.
Do ở nhà không còn thẻ điện thoại nên ông Chu đã gọi cho con trai là Nguyễn Đức Sơn (25 tuổi) đang làm nghề buôn bán điện thoại ở Hà Nội để nộp thẻ theo yêu cầu của cán bộ địa chính “dởm” này. Anh Sơn đã cào nộp thẻ điện thoại cho người này với số tiền 3,1 triệu đồng.
Không dừng lại ở đó, người tự xưng là cán bộ địa chính này còn tiếp tục yêu cầu anh Sơn gửi cho mình 1 chiếc điện thoại iPhone 6S rồi sẽ trả tiền sau. Tin tưởng, anh Sơn đã gửi điện thoại từ Hà Nội về cho người này.
Tuy nhiên, sau khi nhận được điện thoại, đối tượng này tắt máy và không thể liên lạc được.
Nghi ngờ bị lừa đảo, gia đình anh Sơn đã gửi đơn trình báo lên Công an huyện Đô Lương. Nhận được phản ánh, CQĐT Công an huyện Đô Lương đã cử trinh sát rà soát địa bàn, xác minh đối tượng.
Qua điều tra, công an xác định đối tượng tự xưng cán bộ địa chính là thanh niên Nguyễn Quang Việt (25 tuổi), trú tại xóm 13, xã Minh Sơn, huyện Đô Lương. Ngày 2/12, Việt đã đến trụ sở công an để đầu thú và khai nhận hành vi của mình.
Tại CQĐT, đối tượng Việt đã thừa nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt 3,1 triệu tiền thẻ điện thoại và chiếc iPhone 6S trị giá 11,9 triệu đồng, tổng cộng số tiền khoảng 15 triệu đồng của gia đình anh Sơn.
Hiện Công an huyện Đô Lương đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố đối tượng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Điều 139 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định cụ thể về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.
Sáng 6/12, thông tin từ Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, đơn vị đã tạm giữ một đối tượng xưng là cán bộ địa chính có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Công an huyện Đô Lương đã tạm giữ đối tượng xưng là cán bộ địa chính có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Do ở nhà không còn thẻ điện thoại nên ông Chu đã gọi cho con trai là Nguyễn Đức Sơn (25 tuổi) đang làm nghề buôn bán điện thoại ở Hà Nội để nộp thẻ theo yêu cầu của cán bộ địa chính “dởm” này. Anh Sơn đã cào nộp thẻ điện thoại cho người này với số tiền 3,1 triệu đồng.
Không dừng lại ở đó, người tự xưng là cán bộ địa chính này còn tiếp tục yêu cầu anh Sơn gửi cho mình 1 chiếc điện thoại iPhone 6S rồi sẽ trả tiền sau. Tin tưởng, anh Sơn đã gửi điện thoại từ Hà Nội về cho người này.
Tuy nhiên, sau khi nhận được điện thoại, đối tượng này tắt máy và không thể liên lạc được.
Nghi ngờ bị lừa đảo, gia đình anh Sơn đã gửi đơn trình báo lên Công an huyện Đô Lương. Nhận được phản ánh, CQĐT Công an huyện Đô Lương đã cử trinh sát rà soát địa bàn, xác minh đối tượng.
Qua điều tra, công an xác định đối tượng tự xưng cán bộ địa chính là thanh niên Nguyễn Quang Việt (25 tuổi), trú tại xóm 13, xã Minh Sơn, huyện Đô Lương. Ngày 2/12, Việt đã đến trụ sở công an để đầu thú và khai nhận hành vi của mình.
Tại CQĐT, đối tượng Việt đã thừa nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt 3,1 triệu tiền thẻ điện thoại và chiếc iPhone 6S trị giá 11,9 triệu đồng, tổng cộng số tiền khoảng 15 triệu đồng của gia đình anh Sơn.
Hiện Công an huyện Đô Lương đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố đối tượng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Điều 139 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định cụ thể về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.
Theo PL & ĐS