• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Bất thường trong bổ nhiệm cán bộ tại huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang

HMO

Administrator
Staff member
Tình trạng bổ nhiệm “người thân” của lãnh đạo đảm nhiệm những chức vụ quan trọng tại từng địa phương thời gian qua gây ra không ít những bức xúc từ dư luận.

Đồng chí Hoàng Hải Lý - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoàng Su Phì phát biểu tại buổi kiểm tra tiến độ xây dựng Nông thôn mới tại xã Nậm Ty chiều 24/7. (Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang).

Một người làm quan, cả họ được nhờ
Việc bổ nhiệm người nhà, cả họ “làm quan” cũng là vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Cụ thể nhất là việc Chính phủ công bố có 58 trường hợp bổ nhiệm người nhà đã được phát hiện tại 9 địa phương: Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Yên Bái và Đà Nẵng.


Hình ảnh huyện Hoàng Su Phì, nơi những người nhà của ông Bí thư huyện đang giữ những cức vụ chủ chốt trong huyện.
Đây cũng là thông tin nằm trong phần phụ lục Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017 do Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trình bày trước Quốc hội sáng 22/5/2017.

Hà Giang đứng đầu danh sách ấy, có tới 8 người là vợ, anh em ruột thịt, em rể, anh em họ hàng của ông Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đang giữ các vị trí chủ chốt của nhiều ban ngành.

Khẳng định trong câu chuyện bổ nhiệm người nhà, ông Vinh cho biết, sự việc này đã được các cơ quan chức năng của trung ương vào cuộc kiểm tra và có kết luận. “Sau khi kiểm tra, đầu tháng 5 UBKT trung ương đã kết luận việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh là đúng quy trình” - ông Vinh nói.

Ông Vinh cũng cho rằng, nếu chỉ nhìn vào danh sách người nhà này thì sẽ là “chuyện không hay” nhưng đi vào từng trường hợp cụ thể thì “sẽ thấy việc bổ nhiệm không có khuất tất”…

Cũng trong câu chuyện bổ nhiệm người nhà của tỉnh này, mới đây chúng tôi nhận được một danh sách dài dằng dặc về người nhà của ông Hoàng Hải Lý –Bí thư huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang gồm có 16 người đang nắm những vị trí chủ chốt trong huyện. Ngoài ra, còn một số anh em họ xa của Bí Thư hiện đang làm kế toán xã, kế toán trường học trong huyện…

Nhìn vào con số 16 người, dư luận không thể không đặt ra câu hỏi: Liệu có những bất thường về nhân sự tại huyện Hoàng Su Phì khi tất cả anh em, vợ, con và cả cháu họ của Bí Thư Hoàng Hải Lý đều có “chân” trong bộ máy chính quyền?

Ông Phùng Thế Tài –Chánh VP huyện ủy Hoàng Su Phì nói: “Trong câu chuyện này, có cái đúng, có cái sai… Nhiều trường hợp không hẳn là đúng theo danh sách PV cung cấp. Nhiều trường hợp được bổ nhiệm trước khi ông Lý làm bí thư huyện”. Tuy nhiên, cũng dễ hiểu rằng đúng sai cụ thể như thế nào bản thân và chức vụ của ông Tài khó có thể nói ra hết.

Như vậy, đã có 3 thế hệ bố-con-cháu trong gia đình ông Hoàng Hải Lý –Bí thư huyện Hoàng Su Phì đều làm quan chức, đây vốn là gia đình lý tưởng từ xa xưa ai ai ai cũng muốn phấn đấu và tất nhiên đó là điều khó khăn đối với những gia đình không ai làm quan chức. Con chữ biết nói trên cũng chứng tỏ gia đình ông Lý đã thâu tóm toàn bộ tất cả các cơ quan thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ Phòng Dân tộc, Tài chính, Chính trị, Kinh tế đến Nông nghiệp.

Có người cho rằng nếu đúng quy trình, con cháu của họ có tài thì đương nhiên họ có quyền được làm ở những vị trí chủ chốt. Thế nhưng lỗ hổng là ở chỗ thiếu quy định chặt chẽ để “lạm quyền” và “ưu tiên bổ nhiệm”. Điều đáng bàn là con số người nhà cùng làm lãnh đạo trong một đơn vị hành chính lại trùng hợp bất ngờ, bao trọn các thành viên trong 1 gia đình dòng họ. Cùng bằng cấp, trình độ nhưng giữa người ngoài và người nhà, mọi sự ưu ái sẽ dành cho người nhà. Bởi vậy mới có chuyện nhờ người quen dẫn dắt, 10 ghế trống thì giữ cho cả 10 người nhà. Cả gia đình bố con, vợ chồng bổ nhiệm cho nhau.


Thông tin về người nhà ông Bí Thư huyện Hoàng Su Phì đang giữ chức vụ trong huyện.
Dùng một phép tính, nếu một huyện có 5-7 gia đình mà 3 thế hệ làm quan cùng một thời kỳ thì số ghế trống còn lại cho “dân đen”, cử nhân nghèo sẽ là bao nhiêu phần trăm? Hay “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Chưa kể thực tế gia đình sẽ lại nối tiếp gia đình, từ đời này đến mãi đời sau đều ưu tiên bổ nhiệm con cháu, biên chế lại đang ngày càng bị cắt giảm.

Để không còn “đánh bùn sang ao”
Tham nhũng, tiêu cực, bao che bảo vệ nhau, tình trạng nể nang, thậm chí đồng lõa với nhau gây ra tiêu cực chính là hệ lụy, tai hại lớn nhất của hiện tượng cả nhà bổ nhiệm làm lãnh đạo. Bộ máy nhà nước trở nên kém hiệu lực đồng nghĩa niềm tin nhân dân sẽ giảm sút.

Xã hội thiếu công bằng, văn minh khi con số những cử nhân ra trường có ít cơ hội làm việc trong cơ quan Nhà nước bởi số ghế ưu tiên không còn. Muốn có chỗ thì lại phải “quà cáp”, “biếu xén”… gây nên tình trạng nhân cách bị tha hoa, tiêu cực ngày càng nhiều trong xã hội.

Đứng trước thực trạng này, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trong một cuộc họp “Việc tuyển chọn, bổ nhiệm là để tìm nhân tài chứ không phải tìm người nhà”.

Các chuyên gia cho rằng thiếu chặt chẽ trong công tác tổ chức cán bộ là bài toán hàng đầu. Bởi dẫu dư luận bức xúc nhà ông A cả họ làm trên huyện, Nhà ông B 3 đời là quan chức nhà nước… nhưng cả ông A và ông B đều nắm chắc “chứng cứ” con cháu họ đủ điều kiện làm việc cả về bằng cấp lẫn đạo đức lại còn được tuyển chọn đúng quy trình. Người tiến hành quy trình đấy không ai khác lại chính là con cháu trong gia đình nên chuyện bố mẹ, con cái bổ nhiệm cho nhau là điều dễ hiểu.

Cần phải nghiêm minh, chặt chẽ trong quy chế, pháp luật để những người có quyền không thể làm điều thiếu minh bạch. Quy định chặt chẽ cũng phải đi kèm với chế tài xử lý để không có chuyện lạm dụng chức quyền kéo cả dòng họ vào giữ những vị trí quan trọng, bao che làm điều xấu, lạm quyền để lộng hành.

Trong quá trình tình hiểu thông tin, PV nhận được nhiều nguồn tin cung cấp, trong đó có trường hợp em trai Bí thư dù bệnh tật, sức khỏe yếu nhưng vẫn được bổ nhiệm và trường hợp một giáo viên dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn được hưởng mọi chế độ của người đứng lớp. Thông tin cụ thể như thế nào, độc giả đón đọc khi có trả lời chính thức từ lãnh đạo tỉnh Hà Giang.

Theo Công lý & Xã hội
 

Ads HMO

Ads HMO

Top