Hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Quế Phong (sinh năm 1964) ở bên dòng khe Lội (xóm 11 xã Văn Thành, huyện Yên Thàn) rất khó khăn, bất hạnh và bi đát.
Thế nhưng, những thành viên trong gia đình này vẫn bền bỉ chống chọi với số phận để vượt lên nó
Anh Phong đang chăm sóc người vợ ốm và hai con tật nguyền.
Bất hạnh chồng lên bất hạnh
Đến thăm gia đình anh Nguyễn Quế Phong, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi chứng kiến một mình anh đang chăm sóc cho người vợ ốm đau và 2 người con bị bại liệt trong gian nhà cấp 4 tồi tàn. Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, anh đã khóc khi kể về hoàn cảnh bất hạnh của mình.
Xuất ngũ trở về địa phương năm 1986, anh Phong kết duyên với chị Vũ Thị Phượng ở làng bên. Hai vợ chồng được bố mẹ cất cho gian nhà cấp 4 ở bên dòng Khe Lội . Năm 1991 họ vui mừng chào đón đứa con trai đầu lòng.
Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang khi đứa bé sinh ra đã bị bại liệt bẩm sinh, ốm đau thường xuyên nên đã bỏ vợ chồng anh ra đi khi chưa tròn 1 tuổi.
Năm 1993 chị Phượng tiếp tục sinh con gái thứ 2, bất hạnh lại giáng xuống. Bé gái vừa lọt lòng có khuôn đẹp như hoa, nhưng lại bị bại liệt, hai chân teo tóp, thân thể èo uột như tàu lá héo.
Khi biết đứa con thứ 2 cũng bị tật nguyền, chị Phượng đã ngất ngay trên bàn đẻ. Khi đó, chị ốm nằm liệt giường nhưng tình mẫu tử đã giúp chị gượng dậy tiếp tục sống để nuôi con. Sau đó, vợ chồng anh cũng đã đưa con đi khắp các bệnh viện tỉnh- trung ương để điều trị nhưng vô hiệu. Các bác sĩ xác định cháu bé bị bại liệt bẩm sinh khó có thể cứu chữa.
Gần 1 năm trời con nằm viện, tiền bạc trong nhà đều đội nón ra đi, vợ chồng anh đành phải gạt nước mắt đưa con về nhà. Nỗi bất hạnh, cơ cực của cuộc đời khiến vợ anh Phong đau khổ người gầy như xác ve. Nhưng khát khao có những đứa con khỏe mạnh vẫn luôn thường trực trong vợ chồng anh.
Năm 1994 chị Phượng lại sinh tiếp đứa con trai thứ 3 là Nguyễn Quang Sáng và năm 2000 sinh đứa cho gái thứ tư Nguyễn Thị Thắm. May mắn, hai đứa bé sinh ra lành lặn. Đây là niềm an ủi cho vợ chồng anh. Đến năm 1996 chị Phượng lại tiếp tục mang thai đôi và sinh hạ được 2 đứa bé trai là Nguyễn Xuân Việt và Nguyễn Xuân Nhật. Thế nhưng bất hạnh vẫn chưa chịu buông tha cho gia đình anh. Cháu Việt lại là bản sao bệnh bại liệt như anh, chị của mình.
Anh Phong buồn rầu cho biết: “Các bác sĩ chẩn đoán các cháu bị bệnh bại liệt bẩm sinh là do nhiễm chất độc màu da cam đi ô xin. Có lẽ ông nội, ông ngoại các cháu đều từng đi bộ đội ở chiến trường ác liệt những năm chống MỸ nên bị di họa cũng nên. Nhưng đó chỉ là phỏng đoán. Nhiều người bảo tui và ông nội, ông ngoại nên đi khám để cho các cháu hưởng trợ cấp chất độc màu da cam nhưng đến bây giờ tui vẫn chưa đưa đi làm được.”
Cuộc sống chịu nhiều nỗi bất hạnh, khó khăn và liên tục sinh đẻ nên chị Phượng đau ốm triền miên, tất cả gánh nặng gia đình đều tấp lên vai anh Phong. Ngoài mấy sào ruộng khoán anh phải đi cày thuê, cuốc mướn, đi phụ hồ, rồi lên rừng kiếm củi về bán kiếm tiền thuốc thang cơm cháo cho vợ con.
Bà Nga hàng xóm rơi nước mắt tâm sự: “Nuôi vợ ốm và một đàn con nheo nhóc tật nguyền nên khi đi làm về, chú Phong lại lao vào bếp nấu ăn, giặt giũ và bón cơm cho từng đứa. Có lần lao lực quá và nhịn ăn nên chú ấy ngất ngay trên ruộng cày, may có người phát hiện kịp đưa đi cấp cứu không thì nguy.
Có lẽ cả huyện này chẳng có ai khổ như chú ấy. Nhà chú ấy thiếu ăn triền miên, nhiều lúc phải nhờ sự cưu mang giúp đỡ của bà con xóm làng.
Hãy thắp lên niềm hy vọng
Tuy bị tật nguyền, hai chân teo tóp không được đến trường như các bạn cùng trang lứa nhưng người con gái Nguyễn Ngọc Ánh đã một mình khổ luyện bằng cách tự học.
Anh Phong kể rằng: Hồi 6 tuổi, Ánh đòi đi học nhưng vợ chồng anh không có thời gian để đưa con đến trường. Ánh buồn lắm. Thế nhưng, niềm khát khao con chữ đã đã thôi thúc em tự học. Ánh học bằng sách vở của người em trai.
Với sự sáng dạ và nghị lực của mình, Ánh đã học hết chương trình lớp 12 và hiện nay em đang làm cô giáo để dạy cho đứa em tật nguyền Nguyễn Xuân Việt. Đến nay Việt đã đọc thông, viết thạo và giải thành công các bài toán khó của lớp 5.
Ánh tâm sự rằng: Hiện em đang nhờ em trai mượn tài liệu, sách vở để học chương trình cao hơn. Ánh còn có ước mơ trở thành một người giỏi về máy tính như Hiệp Sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng. “Nhưng đó chỉ là ước mơ thôi, hoàn cảnh gia đình em không thể mua được chiếc máy tính…”. Ánh buồn rầu nhìn xuống đôi chân teo tóp của mình.
Người con trai thứ 3 Nguyễn Quang Sáng, buổi đi học buổi ở nhà giúp bố mẹ công việc nhà, đồng áng rồi ra đồng mò cua , bắt ốc… Làm lụng quần quật nhưng từ lớp 1 đến lớp 12 Sáng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và thi đậu vào trường đại học Giao thông vận tải.
Nguyễn Thị Thắm, (lớp 9) và Nguyễn Xuân Nhật (lớp 6) đều là học sinh giỏi toàn diện của trường THCS Văn Thành.
Thế nhưng, khi người mẹ đổ bệnh nằm liệt giường, người cha lao lực quá cũng trở nên ốm yếu bệnh tật, cộng với tiền nợ ngân hàng “đè nặng” nên gia cảnh vốn đã bất hạnh, bi đát nay lại càng bi đát hơn.
Anh Phong khuôn mặt hốc hác nghẹn ngào: “Tui cũng đã cố gắng lắm rồi, nhưng ông trời cứ bắt tội lần ni, đến lượt khác làm cho sức cùng, lực kiệt. Hiện nay không những thằng Sáng đang định bỏ học mà hai đứa sau cũng có nguy cơ thất học. Vợ tui thì ốm như rứa mà giờ cũng không có tiền đi viện. Chỉ sợ tui lại đổ bệnh nằm xuống thì cả gia đình không biết đi về mô.” Anh Phong gục xuống bàn khóc nấc, khiến chúng tôi cũng không khỏi ngậm ngùi rơi nước mắt.
Chúng tôi xin được ghi lại hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Quế Phong chuyển đến cộng đồng. Hoàn cảnh của gia đình anh hiện đang tận cùng của khó khăn, bất hạnh và bi đát rất cần sự gúp đỡ của cồng đồng. Hy vọng lòng nhân ái của mọi ngưỡi sẽ giúp gia đình anh vượt qua cơn hoạn nạn và thắp lên niềm hy vọng vượt lên số phận của những đứa con.
“Không riêng gì gia đình anh Phong, chúng tôi luôn quan tâm thăm hỏi tặng quà , quyên góp giúp đỡ những gia đình khó khăn, người tàn tật trên địa bàn. Nhưng, sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng chỉ ở mức độ nào đó.
Hiện tại hoàn cảnh của gia đình anh Phong rất khó khăn. Chúng tôi tha thiết mong muốn những nhà hảo tâm hãy hãy mở rộng vòng tay giúp đỡ cho gia đình anh vượt qua cơn hoạn nạn” . Ông Nguyễn Quế Lĩnh – Phó chủ tịch xã Văn Thành.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Anh Nguyễn Quế Phong, xóm 11 xã Văn Thành huyện Yên Thành, Nghệ An
Thế nhưng, những thành viên trong gia đình này vẫn bền bỉ chống chọi với số phận để vượt lên nó
Anh Phong đang chăm sóc người vợ ốm và hai con tật nguyền.
Bất hạnh chồng lên bất hạnh
Đến thăm gia đình anh Nguyễn Quế Phong, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi chứng kiến một mình anh đang chăm sóc cho người vợ ốm đau và 2 người con bị bại liệt trong gian nhà cấp 4 tồi tàn. Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, anh đã khóc khi kể về hoàn cảnh bất hạnh của mình.
Xuất ngũ trở về địa phương năm 1986, anh Phong kết duyên với chị Vũ Thị Phượng ở làng bên. Hai vợ chồng được bố mẹ cất cho gian nhà cấp 4 ở bên dòng Khe Lội . Năm 1991 họ vui mừng chào đón đứa con trai đầu lòng.
Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang khi đứa bé sinh ra đã bị bại liệt bẩm sinh, ốm đau thường xuyên nên đã bỏ vợ chồng anh ra đi khi chưa tròn 1 tuổi.
Năm 1993 chị Phượng tiếp tục sinh con gái thứ 2, bất hạnh lại giáng xuống. Bé gái vừa lọt lòng có khuôn đẹp như hoa, nhưng lại bị bại liệt, hai chân teo tóp, thân thể èo uột như tàu lá héo.
Khi biết đứa con thứ 2 cũng bị tật nguyền, chị Phượng đã ngất ngay trên bàn đẻ. Khi đó, chị ốm nằm liệt giường nhưng tình mẫu tử đã giúp chị gượng dậy tiếp tục sống để nuôi con. Sau đó, vợ chồng anh cũng đã đưa con đi khắp các bệnh viện tỉnh- trung ương để điều trị nhưng vô hiệu. Các bác sĩ xác định cháu bé bị bại liệt bẩm sinh khó có thể cứu chữa.
Gần 1 năm trời con nằm viện, tiền bạc trong nhà đều đội nón ra đi, vợ chồng anh đành phải gạt nước mắt đưa con về nhà. Nỗi bất hạnh, cơ cực của cuộc đời khiến vợ anh Phong đau khổ người gầy như xác ve. Nhưng khát khao có những đứa con khỏe mạnh vẫn luôn thường trực trong vợ chồng anh.
Năm 1994 chị Phượng lại sinh tiếp đứa con trai thứ 3 là Nguyễn Quang Sáng và năm 2000 sinh đứa cho gái thứ tư Nguyễn Thị Thắm. May mắn, hai đứa bé sinh ra lành lặn. Đây là niềm an ủi cho vợ chồng anh. Đến năm 1996 chị Phượng lại tiếp tục mang thai đôi và sinh hạ được 2 đứa bé trai là Nguyễn Xuân Việt và Nguyễn Xuân Nhật. Thế nhưng bất hạnh vẫn chưa chịu buông tha cho gia đình anh. Cháu Việt lại là bản sao bệnh bại liệt như anh, chị của mình.
Anh Phong buồn rầu cho biết: “Các bác sĩ chẩn đoán các cháu bị bệnh bại liệt bẩm sinh là do nhiễm chất độc màu da cam đi ô xin. Có lẽ ông nội, ông ngoại các cháu đều từng đi bộ đội ở chiến trường ác liệt những năm chống MỸ nên bị di họa cũng nên. Nhưng đó chỉ là phỏng đoán. Nhiều người bảo tui và ông nội, ông ngoại nên đi khám để cho các cháu hưởng trợ cấp chất độc màu da cam nhưng đến bây giờ tui vẫn chưa đưa đi làm được.”
Cuộc sống chịu nhiều nỗi bất hạnh, khó khăn và liên tục sinh đẻ nên chị Phượng đau ốm triền miên, tất cả gánh nặng gia đình đều tấp lên vai anh Phong. Ngoài mấy sào ruộng khoán anh phải đi cày thuê, cuốc mướn, đi phụ hồ, rồi lên rừng kiếm củi về bán kiếm tiền thuốc thang cơm cháo cho vợ con.
Bà Nga hàng xóm rơi nước mắt tâm sự: “Nuôi vợ ốm và một đàn con nheo nhóc tật nguyền nên khi đi làm về, chú Phong lại lao vào bếp nấu ăn, giặt giũ và bón cơm cho từng đứa. Có lần lao lực quá và nhịn ăn nên chú ấy ngất ngay trên ruộng cày, may có người phát hiện kịp đưa đi cấp cứu không thì nguy.
Có lẽ cả huyện này chẳng có ai khổ như chú ấy. Nhà chú ấy thiếu ăn triền miên, nhiều lúc phải nhờ sự cưu mang giúp đỡ của bà con xóm làng.
Hãy thắp lên niềm hy vọng
Tuy bị tật nguyền, hai chân teo tóp không được đến trường như các bạn cùng trang lứa nhưng người con gái Nguyễn Ngọc Ánh đã một mình khổ luyện bằng cách tự học.
Anh Phong kể rằng: Hồi 6 tuổi, Ánh đòi đi học nhưng vợ chồng anh không có thời gian để đưa con đến trường. Ánh buồn lắm. Thế nhưng, niềm khát khao con chữ đã đã thôi thúc em tự học. Ánh học bằng sách vở của người em trai.
Với sự sáng dạ và nghị lực của mình, Ánh đã học hết chương trình lớp 12 và hiện nay em đang làm cô giáo để dạy cho đứa em tật nguyền Nguyễn Xuân Việt. Đến nay Việt đã đọc thông, viết thạo và giải thành công các bài toán khó của lớp 5.
Ánh tâm sự rằng: Hiện em đang nhờ em trai mượn tài liệu, sách vở để học chương trình cao hơn. Ánh còn có ước mơ trở thành một người giỏi về máy tính như Hiệp Sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng. “Nhưng đó chỉ là ước mơ thôi, hoàn cảnh gia đình em không thể mua được chiếc máy tính…”. Ánh buồn rầu nhìn xuống đôi chân teo tóp của mình.
Người con trai thứ 3 Nguyễn Quang Sáng, buổi đi học buổi ở nhà giúp bố mẹ công việc nhà, đồng áng rồi ra đồng mò cua , bắt ốc… Làm lụng quần quật nhưng từ lớp 1 đến lớp 12 Sáng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và thi đậu vào trường đại học Giao thông vận tải.
Nguyễn Thị Thắm, (lớp 9) và Nguyễn Xuân Nhật (lớp 6) đều là học sinh giỏi toàn diện của trường THCS Văn Thành.
Thế nhưng, khi người mẹ đổ bệnh nằm liệt giường, người cha lao lực quá cũng trở nên ốm yếu bệnh tật, cộng với tiền nợ ngân hàng “đè nặng” nên gia cảnh vốn đã bất hạnh, bi đát nay lại càng bi đát hơn.
Anh Phong khuôn mặt hốc hác nghẹn ngào: “Tui cũng đã cố gắng lắm rồi, nhưng ông trời cứ bắt tội lần ni, đến lượt khác làm cho sức cùng, lực kiệt. Hiện nay không những thằng Sáng đang định bỏ học mà hai đứa sau cũng có nguy cơ thất học. Vợ tui thì ốm như rứa mà giờ cũng không có tiền đi viện. Chỉ sợ tui lại đổ bệnh nằm xuống thì cả gia đình không biết đi về mô.” Anh Phong gục xuống bàn khóc nấc, khiến chúng tôi cũng không khỏi ngậm ngùi rơi nước mắt.
Chúng tôi xin được ghi lại hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Quế Phong chuyển đến cộng đồng. Hoàn cảnh của gia đình anh hiện đang tận cùng của khó khăn, bất hạnh và bi đát rất cần sự gúp đỡ của cồng đồng. Hy vọng lòng nhân ái của mọi ngưỡi sẽ giúp gia đình anh vượt qua cơn hoạn nạn và thắp lên niềm hy vọng vượt lên số phận của những đứa con.
“Không riêng gì gia đình anh Phong, chúng tôi luôn quan tâm thăm hỏi tặng quà , quyên góp giúp đỡ những gia đình khó khăn, người tàn tật trên địa bàn. Nhưng, sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng chỉ ở mức độ nào đó.
Hiện tại hoàn cảnh của gia đình anh Phong rất khó khăn. Chúng tôi tha thiết mong muốn những nhà hảo tâm hãy hãy mở rộng vòng tay giúp đỡ cho gia đình anh vượt qua cơn hoạn nạn” . Ông Nguyễn Quế Lĩnh – Phó chủ tịch xã Văn Thành.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Anh Nguyễn Quế Phong, xóm 11 xã Văn Thành huyện Yên Thành, Nghệ An
HMO theo GDVN