Mồ côi cả bố lẫn mẹ, sống nhờ dì ruột, việc học của Hoàng Lục Minh Thư (SN 2007) đứng trước nguy cơ “đứt gánh”. Ngày khai trường đã cận kề nhưng em vẫn chưa biết mình được đến lớp hay không...
Ngôi nhà của chị Lục Thị Năm nằm ở cuối xóm 11, xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ) không có vật gì có giá trị, chỉ đủ để kê 2 chiếc giường cũ kỹ và trải chiếc chiếu thay cho bàn tiếp khách. Người phụ nữ chủ nhà là chị gái của chị Lục Thị Long (người sinh ra bé Hoàng Lục Minh Thư). Khi chúng tôi tìm đến, Minh Thư đang đứng cạnh cây rơm sau nhà, đôi bàn tay nhỏ bé của em tuốt từng nắm rơm, rồi lặng lẽ ôm tới chuồng bò làm thức ăn cho con bò nhỏ.
Ngôi nhà của chị Lục Thị Năm (người dì ruột đang cưu mang bé Hoàng Lục Minh Thư) nằm ở cuối xóm, phía trong không có thứ già có giá trị. Thấy người lạ, cô bé đứng nép sau cây rơm, đôi mắt buồn rười rượi. Nhìn đứa cháu côi cút, chị Năm nói không thành lời: “1 tuổi mất bố, 8 tuổi mất mẹ, ở với dì từ lúc hơn 1 tuổi đến nay. Số phận bắt nó phải sớm chịu cảnh mồ côi, giờ việc học hành của nó tôi cũng không biết tính toán ra sao...”.
Hơn 10 năm trước, em gái chị Năm là Lục Thị Long rời quê nhà, vào Thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân may mặc và xây dựng gia đình với một người đàn ông quê ở miền Nam, sinh được bé Hoàng Lục Minh Thư. Cho đến nay, chị Năm vẫn không biết rõ người chồng của em gái tên gì, quê ở tỉnh nào, vì chưa một lần gặp mặt. Bé Minh Thư được 1 tuổi, người thân ở quê hay tin chồng chị Long qua đời vì tai nạn, phải sống cảnh mẹ góa, con côi.
Chị Lục Thị Năm không cầm được nước mắt khi kể về hoàn cảnh của đứa cháu mồ côi. Không lâu sau, mẹ con bồng bế nhau tìm về quê, Long nhờ chị gái chăm con hộ để tiếp tục trở vào miền Nam kiếm sống. Số phận chị Lục Thị Năm cũng rất đỗi éo le, chồng mất sớm do bệnh tật, khi ấy cậu con trai vừa mới lọt lòng. Hai mẹ con phải lên rẫy mót lúa, ra đồng mót khoai hoặc làm thuê, làm mướn để sinh sống qua ngày. Nay con trai của chị đã 23 tuổi, vào miền Nam kiếm sống từ mấy năm trước, thi thoảng gửi tiền về giúp mẹ.
Trở lại với câu chuyện của Hoàng Lục Minh Thư, hơn 1 tuổi đã mất bố và phải rời xa mẹ, cô bé gầy quắt queo như cây củi khô, miệng khóc thét vì khát sữa. Năm 2013, Minh Thư đến tuổi vào lớp 1, mẹ của em gọi về nhờ dì Năm đưa đến trường, hàng tháng sẽ gửi tiền về để dì chăm lo, mua sắm sách vở. Hàng ngày, không kể nắng mưa, Minh Thư cuốc bộ hơn 3km để tới trường.
Minh Thư chăm sóc con bò nhỏ vừa được nhà nước hỗ trợ cho đối tượng người nhèo để sớm giúp em sinh kế. Những buổi không đến lớp, cô bé mồ côi nhận trông giữ trẻ nhỏ cho những gia đình quanh xóm, hoặc nhận chăn trâu, cắt cỏ để có bữa ăn, có thêm một ít tiền để dì Năm vơi đi phần nào gánh nặng. Ai cũng thương cô bé có cảnh đời côi cút, nhưng bản làng người Thái nơi đây còn nghèo, chỉ có thể thi thoảng giúp đỡ bữa cơm.
Số phận dường như muốn tiếp tục thử thách cô bé Hoàng Lục Minh Thư, khi cuối năm 2015 người mẹ từ miền Nam trở về mang theo căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Không nhà cửa, không tấc đất cắm dùi, những ngày bệnh tật cuối đời, chị Lục Thị Long phải nương nhờ trong ngôi nhà người mẹ già cận kề tuổi 80, nhờ anh chị em vay tiền chữa trị. Lúc lâm chung, người mẹ bất hạnh ấy ngước nhìn con gái bé bóng, rồi thều thào với người chị gái: “Nhờ chị cưu mang cháu giúp em với nhé, em không thể sống được với gia đình, với con được nữa...”.
Minh Thư sẵn sàng nhận làm mọi việc có thể, miễn là em tiếp tục được đến lớp... Những ngày cuối tháng 8 này, bạn bè đang hồ hởi chuẩn bị vào năm học mới, riêng Hoàng Lục Minh Thư đang canh cánh một nỗi lo. Cho đến nay, cô bé vẫn chưa biết chắc mình có được tiếp tục đến lớp cùng bạn bè hay phải dừng bước trên con đường học tập. Bởi lẽ, theo lời chị Lục Thị Năm, mấy tháng nay sức khỏe giảm sút, bệnh tật triền miên, hiện tại đang điều trị viêm ruột thừa và viêm dạ dày.
Năm học mới đã đến nhưng Minh Thư vẫn phải dùng sách vở năm cũ. Cô bé mồ côi nghèo mong được đi học và sau này trở thành bác sỹ chữa bệnh giúp người nghèo. Trong khi đó, con trai ở miền Nam nghe nói công việc ngày một khó khăn, thu nhập bấp bênh, không còn giúp được nhiều. Nếu Minh Thư tiếp tục đi học, e rằng chị Năm không còn đủ sức lo toan. “Tôi đã khuyên nó nên nghỉ học, nó khóc nấc và van xin được tiếp tục đến trường. Thương lắm, nhưng bây giờ không biết tính sao...”- chị Năm chia sẻ.
Minh Thư ngồi lặng lẽ ở góc giường, đưa tay mở chiếc cặp, toàn bộ sách vở đều của năm học trước, tức là sách vở lớp 3, chưa có cuốn nào của lớp 4. Đôi mắt càng buồn hơn, rồi những giọt nước mắt lăn dài trên má. Chúng tôi hỏi “Minh Thư đang mong ước điều gì?”, cô bé đáp lời: “Em mong được đi học, sau này trở thành bác sỹ chữa bệnh giúp người nghèo!”.
Ngôi nhà của chị Lục Thị Năm nằm ở cuối xóm 11, xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ) không có vật gì có giá trị, chỉ đủ để kê 2 chiếc giường cũ kỹ và trải chiếc chiếu thay cho bàn tiếp khách. Người phụ nữ chủ nhà là chị gái của chị Lục Thị Long (người sinh ra bé Hoàng Lục Minh Thư). Khi chúng tôi tìm đến, Minh Thư đang đứng cạnh cây rơm sau nhà, đôi bàn tay nhỏ bé của em tuốt từng nắm rơm, rồi lặng lẽ ôm tới chuồng bò làm thức ăn cho con bò nhỏ.
Ngôi nhà của chị Lục Thị Năm (người dì ruột đang cưu mang bé Hoàng Lục Minh Thư) nằm ở cuối xóm, phía trong không có thứ già có giá trị.
Hơn 10 năm trước, em gái chị Năm là Lục Thị Long rời quê nhà, vào Thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân may mặc và xây dựng gia đình với một người đàn ông quê ở miền Nam, sinh được bé Hoàng Lục Minh Thư. Cho đến nay, chị Năm vẫn không biết rõ người chồng của em gái tên gì, quê ở tỉnh nào, vì chưa một lần gặp mặt. Bé Minh Thư được 1 tuổi, người thân ở quê hay tin chồng chị Long qua đời vì tai nạn, phải sống cảnh mẹ góa, con côi.
Chị Lục Thị Năm không cầm được nước mắt khi kể về hoàn cảnh của đứa cháu mồ côi.
Trở lại với câu chuyện của Hoàng Lục Minh Thư, hơn 1 tuổi đã mất bố và phải rời xa mẹ, cô bé gầy quắt queo như cây củi khô, miệng khóc thét vì khát sữa. Năm 2013, Minh Thư đến tuổi vào lớp 1, mẹ của em gọi về nhờ dì Năm đưa đến trường, hàng tháng sẽ gửi tiền về để dì chăm lo, mua sắm sách vở. Hàng ngày, không kể nắng mưa, Minh Thư cuốc bộ hơn 3km để tới trường.
Minh Thư chăm sóc con bò nhỏ vừa được nhà nước hỗ trợ cho đối tượng người nhèo để sớm giúp em sinh kế.
Số phận dường như muốn tiếp tục thử thách cô bé Hoàng Lục Minh Thư, khi cuối năm 2015 người mẹ từ miền Nam trở về mang theo căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Không nhà cửa, không tấc đất cắm dùi, những ngày bệnh tật cuối đời, chị Lục Thị Long phải nương nhờ trong ngôi nhà người mẹ già cận kề tuổi 80, nhờ anh chị em vay tiền chữa trị. Lúc lâm chung, người mẹ bất hạnh ấy ngước nhìn con gái bé bóng, rồi thều thào với người chị gái: “Nhờ chị cưu mang cháu giúp em với nhé, em không thể sống được với gia đình, với con được nữa...”.
Minh Thư sẵn sàng nhận làm mọi việc có thể, miễn là em tiếp tục được đến lớp...
Năm học mới đã đến nhưng Minh Thư vẫn phải dùng sách vở năm cũ. Cô bé mồ côi nghèo mong được đi học và sau này trở thành bác sỹ chữa bệnh giúp người nghèo.
Minh Thư ngồi lặng lẽ ở góc giường, đưa tay mở chiếc cặp, toàn bộ sách vở đều của năm học trước, tức là sách vở lớp 3, chưa có cuốn nào của lớp 4. Đôi mắt càng buồn hơn, rồi những giọt nước mắt lăn dài trên má. Chúng tôi hỏi “Minh Thư đang mong ước điều gì?”, cô bé đáp lời: “Em mong được đi học, sau này trở thành bác sỹ chữa bệnh giúp người nghèo!”.
Theo Báo Nghệ An