• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Bão số 4 đổ bộ Quảng Trị, hàng nghìn hộ dân phải di dời

HMO

Administrator
Staff member
Khoảng 15h chiều 25-7, bão số 4 với tên quốc tế Sonca đã đổ bộ vào đất liền giữa tỉnh Quảng Trị gây gió giật, mưa lớn.

Lốc xoáy cuốn bay mái nhà dân địa bàn xã Đức Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Sau khi đổ bộ vào Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển về khu vực Trung Lào. Do ảnh hưởng của bão số 4, trên đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió bão cấp 8, giật cấp 10; Cửa Việt (Quảng Trị) gió mạnh cấp 7, giật cấp 10, Đông Hà (Quảng Trị) gió giật cấp 9; vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có gió giật cấp 6; ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình gió giật cấp 7. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm.

Quảng Trị di dời gần 1.300 hộ dân
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4, trong ngày 26-7, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa to đến rất to (phổ biến 150-250mm cả đợt); ở đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (phổ biến 50-100mm cả đợt).

Tại Quảng Trị, từ trưa 25-7 đã có mưa to kèm theo gió lớn, giật mạnh. Một số nơi gió giật cấp 7, cấp 8. Gió bão đã làm nhiều cây cối bị ngã đổ, bật gốc, nhiều diện tích lúa hoa màu vụ hè thu ngập úng hư hại. Đường dây điện bị đứt, một số khu vực bị mất điện. Mực nước trên một số sông đang lên. Tỉnh Quảng Trị cho tất cả học sinh trên địa bàn được nghỉ học.

Vào chiều 25-7, trên địa bàn Quảng Trị đã có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được ở một số vùng trên 100mm, như: Thạch Hãn 171mm, Cửa Việt 145mm, Đông Hà 126mm. Ngay trong mưa bão, các huyện ven biển Quảng Trị như: Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, huyện đảo Cồn Cỏ và thành phố Đông Hà đã sơ tán 1.296 hộ với 3.983 người đến nơi an toàn.

Người dân vùng ven biển và ở ven sông suối dùng bao tải đựng cát, chặt tre, gỗ cây để đè lên mái nhà chống gió giật. Người dân ở vùng thấp trũng thì lo di chuyển, kê gác đồ đạc, lúa gạo lên cao phòng lũ về bất ngờ.

Quảng Bình tuy không nằm trong tâm bão số 4 đổ bộ nhưng do có mưa lớn nên một số nơi ở miền núi đang bị cô lập. Tại huyện miền núi Minh Hóa, mưa lớn khiến nước tại một số sông, suối dâng cao, đặc biệt nước sông Rào Nậy dâng cao đã nhấn chìm các ngầm Lạc Thiện, Cổ Liêm, Cây Hương, Bến Seng và 2 điểm ở thôn 5 Yên Thọ và thôn Rí Rị khiến xã Tân Hóa bị cô lập. Mưa lớn cũng khiến tuyến đường vào bản Lòm, xã Trọng Hóa; đường qua một xóm ở thôn Phú Nhiêu, xã Thượng Hóa; bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa cũng bị chia cắt nhiều đoạn.


Mưa to cũng khiến một số vị trí trên QL1 Quảng Trị bị ngập cục bộ

Nhiều thủy điện ở Huế xả lũ
Còn tại Thừa Thiên - Huế từ chiều 25-7 cũng đã có mưa vừa đến rất to, một số tuyến đường ở TP Huế như Tố Hữu, Hùng Vương, Lê Hồng Phong, Phan Chu Trinh, Bến Nghé... bị ngập từ 0,2-0,4m. Đáng chú ý, mực nước các hồ chứa thủy lợi Tả Trạch, hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới tuy đang ở ngưỡng cho phép nhưng đề phòng mưa lũ kéo dài các nhà máy thủy điện chủ động xả lũ với lưu lượng từ 62m3/s - 74m3/s.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã chuẩn bị phương án di dời 29.350 hộ tại các điểm xung yếu ven biển và miền núi thuộc các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới và Nam Đông; đồng thời, chỉ đạo các địa phương ứng trực 24/24h đề phòng các hiện tượng bất thường.

Đáng lo ngại hơn 25.570ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế bắt đầu trổ bông đại trà nên mưa bão sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều diện tích nuôi cá lồng trên sông Bồ và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được di chuyển vào nơi tránh trú nhưng việc thay đổi môi trường nuôi, nhất là môi trường đầm phá bị ngọt hóa cũng là điều bất lợi bởi cá nuôi lồng dễ bị chết.

Theo Nhóm PV KTXH (ANTĐ)
 

Ads HMO

Ads HMO

Top