• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Bão mạnh, người dân đang lo

Admin

HoangMaiOnline
Staff member
Sáng 9.11, dọc các tuyến đường ven biển tại Đà Nẵng như Hoàng Sa, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành… hàng ngàn người dân các quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu đã đổ ra bãi biển để lấy cát về chèn mái.


Quá nhiều kinh nghiệm đau thương từ các cơn bão Xangsane năm 2006 và mới đây nhất là cơn bão số 11, người dân ở thành phố ven biển này sợ hãi và cảnh giác cao độ đối với cơn bão Haiyan.


Các gia đình đã huy động nhân lực từ người già đến trẻ con bằng mọi phương tiện từ gánh vác, chở xe mô tô, xe tải và cả xe hơi đi lấy cát về chèn mái. Tại các cửa hàng gỗ, vật liệu xây dựng cũng rất đông người dân đến mua đinh, dây thép, các thanh gỗ để gia cố, chằng chống nhà cửa.




Rút kinh nghiệm từ thiệt hại cây xanh do bão số 11, trên khắp các tuyến đường, nhân dân chủ động phối hợp với công nhân của Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng cưa, cắt cành nhánh cây để giảm cản gió…




Thời tiết sáng 9.11 đang nắng nên thuận lợi nên người dân tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi trước khi cơn bão đến để chèn chống lại nhà cửa. Cũng ngay trong buổi sáng, thuyền nhỏ, thúng chai đánh bắt ven bờ của các phường Thọ Quang, Mân Thái, Thanh Khê Tây được bà con đưa hết lên bờ.




Ngư dân quận Thanh Khê cũng đưa hết thúng chai, thuyền máy loại nhỏ vào sông Phú Lộc và thuê xe cẩu đưa hết phương tiện đánh bắt lên hè phố. Buổi trưa hôm nay (9-11), đi ngang qua khu vực quận Liên Chiểu, nơi có nhiều nhà cửa tạm bợ đã thấy trên mái nhà đầy những bao cát và thùng chứa nước. Các hàng quán ven biển đã được dọn dẹp sạch. Các trường trong thành phố đã cho học sinh nghỉ học , chợ búa ngưng bán hàng vào lúc 14h chiều nay.




Hồi 10 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 220km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 163 km một giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 – 35km. Đến 10 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.


Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc và đi dọc theo các tỉnh Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30km. Đến 10 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 104,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.


Tại Quảng Nam, các địa phương ven biển đang khẩn trương di dời dân đến nơi an toàn trước 19h tối nay. Ngay từ lúc 7h sáng, các lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung kích… đã triển khai lực lượng đến các xã vùng Đông của huyện như Quế Phú, Quế Xuân 1, 2, Hương An, Quế Cường… di dời gần 1.000 hộ dân.


Ông Nguyễn Sự – Bí thư thành phố Hội An cho biết địa phương này cũng đã triển khai gấp rút di dời dân từ lúc sáng sớm. Các phường Cẩm An, Cửa Đại… các khu dân cư ven biển được di dời toàn bộ trước tối nay. Đặc biệt tại khu vực đảo Cù Lao Chàm, chính quyền cũng đã triển khai dời toàn bộ dân vào trú ẩn tại Tiểu đoàn 30 đang đóng quân ở đây.


Tại Nghệ An theo báo cáo nhanh, có 4.017 phương tiện trên 20.083 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản. Các phương tiện đều đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của bão. Hiện nay có 947 phương tiện trên 5.788 lao động đang hoạt động vùng ven biển Nghệ An; 218 phương tiện trên 1436 lao động đang hoạt động ở ngoại tỉnh và vùng đánh cá chung; số còn lại đang neo đậu tại bến an toàn; có 37 phương tiện trên 288 lao động ngoại tỉnh đến neo đậu.


Hiện tại, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã kêu gọi các phương tiện di tản và tránh trú bão đến nơi an toàn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là các hồ đập trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có nhiều sự cố nguy hiểm. Cụ thể, hồ Đồn Húng, Kẻ Sặt (do công ty Bắc quản lý); hồ Khe Làng, Nghi Công (do công ty Nam quản lý) hiện nay thân đập yếu, khi có mưa bão phải có biện pháp di dời dân, bảo vệ tài sản cho vùng hạ du.


Các hồ khác như: hồ Nhà Trò đập yếu; hồ Cửa Ông, Hồ Thành, Khe Xiêm, Khe Lau; hồ khe Là Trường Thọ bị rò thân đập hiện đã xử lý tạm thời, nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện để xử lý kịp thời khi có sự cố xẩy ra. Đồng thời, vùng thuộc lòng hồ Vực Mấu khi mực nước hồ lên cao trình 22,67m (MNDBT là +21,0m) có 280 hộ dân bị ngập sâu từ 1-2,5m vì vậy cần phải thông báo cho nhân dân cả vùng hạ lưu và vùng trong lòng hồ di dời khi hồ Vực Mấu điều tiết chậm lũ cho vùng hạ du.


Sáng ngày 9.11, ông Trần Minh Kỳ, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã có lệnh hỏa tốc đến 6 huyện, TP ven biển gồm Lộc Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh huy động phương tiện, tổ chức lực lượng di dời 14.280 hộ tương ứng với 50.240 người dân khỏi vùng nguy hiểm trước khi bão Haiyan (cơn bão số 14 ập vào).




Trong các địa phương, Kỳ Anh là huyện có lượng dân di dời nhiều nhất với gần 4.500 hộ, Lộc Hà 3.650 hộ, Nghi Xuân hơn 2.000 hộ… Việc sơ tán phải tiến hành xong trước 17 giờ cùng ngày. Các lực lượng công an, quân đội, bộ đội biên phòng cũng được huy động nhằm hỗ trợ di dời dân và đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời, các địa phương phải đảm bảo sơ tán dân một cách triệt để nhất, không để dân quay lại khi bão chưa tan.


Thành Nhân – Hà Anh – Thạch Châu
Sau cuộc họp khẩn cấp với các địa phương chiều 8-11, Thủ tướng Chính phủ đã phân công hai Phó thủ tướng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trực tiếp đi đến các địa phương kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống bão Haiyan. Sáng 9-11 đoàn của Phỏ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến Quảng Ngãi và Quảng Nam. Tại Quảng Ngãi, địa phương này đang sơ tán hơn 22.000 hộ dân. Tại các huyện miền núi như Sơn Hà, Sơn Tây người dân cũng đã được cảnh báo lũ.
Chiều nay, đoàn của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chỉ đạo và kiểm tra tại thành phố Đà Nẵng. Toàn bộ các lực lượng chính quyền của các tỉnh miền Trung từ Bình Định đến Nghệ An đã được huy động toàn bộ để chống bão. Bên cạnh đó, lực lượng quân đội cũng đã triển khai ứng phó tình huống trước trận siêu bão này. Quân khu V thành lập 3 sở chỉ huy tại Đà Nẵng, Núi Thành (Quảng Nam) và Bình Định do tư lệnh và 2 phó tư lệnh quân khu chỉ huy.
Hội An sơ tán khẩn cấp trên 17 ngàn người và hơn 1 ngàn du khách



Theo báo cáo của các địa phương, đến nay có trên 2 ngàn ngôi nhà không bảo đảm an toàn/ 7 ngàn người cần phải sơ tán tại chỗ tới các nhà kiên cố, riêng 3 xã phường ven biển là Cẩm An, Cửa Đại và xã đảo Cù Lao Chàm, đề phòng sóng biển dân cao kết hợp với triều cường, 3 địa phương trên có gần 10 ngàn người phải sơ tán 100%
Về số lượng tàu thuyền cho đến 12 giờ trưa nay, lực lượng Bộ đội Biên Phòng Cù Lao Chàm, Cửa Đại và xã Cẩm Thanh đã hướng dẫn neo đậu cho gần 500 tàu thuyền tại âu thuyền Cù Lao Chàm và rừng dừa nước Cẩm Thanh đã hoàn thành.


Để bảo đảm cho việc di dời nhân nhân, TP. Hội An điều động 30 phương tiện để chở người dân đến nơi an toàn, đến 12h trưa nay, các địa phương và 10 khách sạn ven biển triển khai công tác di dời người dân cùng du khách.

Thông tin bão 14 sắp đổ bộ đất liền, ngay trong sáng qua, người dân Hội An đổ xô đi mua các loại bao tải cát, dây thừng, đèn gió và mì tôm để chống bão, do lượng cầu quá nhiều nên khiến cho các mặt hàng trên bị “cháy”.

Quảng Ngãi: Dân làng chài bỏ nhà tháo chạy




Tại tuyến đường từ xã Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh lên thành phố Quảng Ngãi, dòng người tháo chạy không dứt. Tất cả đóng cửa, bỏ ngôi nhà ở làng chài.

Chị Trương Thị Sinh ở xã Tịnh Kỳ huyện Sơn Tịnh, tay ôm cháu nội, miệng thở hổn hển cho biết, “muốn chết thì ở lại, không ai còn trong làng, đi hết, đi hết rồi”. Chị Sinh quê ở xã Tịnh Kỳ huyện Sơn Tịnh.

Bên cạnh đó là xóm Ghành Cả, thôn Châu Thuận Biển xã Bình Châu huyện Bình Sơn. Thôn này nằm sát mép biển nên tất cả người dân thu vén quần áo bỏ vào túi và chạy lên thành phố Quảng Ngãi.

Ngược đường với dòng xe cộ là xe taxi. Một tài xế cho biết, đã chạy 3 chuyến nhưng vẫn còn người kêu gọi chở.

Bão sắp vào Quảng Ngãi, người dân ở các làng chài hoảng sợ nên bỏ làng, đóng cửa ra đi.

HMO nguồn Tin Tức.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top