Bác Nguyễn Anh Tuấn, thương binh hạng 4/4 đã 30 năm gắn bó với nghề sửa xe đạp. Nhắc đến bác, các em học sinh tại huyện Kỳ Sơn đều biết và rất yêu mến bác.
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng Quốc khánh 2/9Cô gái 21 tuổi và hành trình đạp xe xuyên Việt 3.000 kmĐi học từ khi gà gáy, đường đến trường toàn dốc với đèo
LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của tác giả Tuấn Nguyễn, hiện đang công tác tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Trong bài viết này, tác giả mong muốn được chia sẻ tới bạn đọc hình ảnh bác thương binh với 30 năm gắn bó với nghề sửa xe đạp, từ đó giúp nâng bước đến trường cho các em nhỏ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bác Nguyễn Anh Tuấn, thương binh hạng 4/4 đã 30 năm gắn bó với nghề sửa xe đạp. Nhắc đến bác, các em học sinh tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đều biết và rất quý mến bác.
Các em học sinh là những khách hàng quen của bác Tuấn (Ảnh: tác giả cung cấp). Không kể ngày nắng, mưa, thứ Bảy, Chủ nhật, bác Tuấn đều mở hàng rất sớm, thường là trước giờ các em học sinh đi học, vì theo như bác nói là lỡ xe của các cháu có bị "trở chứng" thì bác kịp sửa để các em tới trường đúng giờ.
Có những hôm bác về thăm quê hay trái gió trở trời nghỉ làm ít bữa thì y như rằng khi mở cửa hàng, những chiếc xe đã sắp hàng dài để lần lượt chờ để đến lượt sửa.
Ở huyện vùng cao biên giới Kỳ Sơn, các em học sinh chủ yếu đến trường bằng chiếc xe đạp truyền thống.
Xe đạp điện phổ biến ở các huyện miền xuôi nhưng lại rất ít ở Kỳ Sơn, có thể do địa hình núi cao, đường xá đi lại còn khó khăn, thu nhập của các bậc phụ huynh ở trên này cũng thấp hơn nên chiếc xe đạp là sự lựa chọn phù hợp để các em làm phương tiện đến trường hàng ngày.
Số lượng xe đạp nhiều, chiếc xe đạp có tốt đến mấy thì cũng có lúc hỏng cái này, hỏng cái kia nên hầu như em nào cũng phải "ghé thăm" bác.
Nghề sửa xe đạp giờ thanh niên không ai theo học, cả thị trấn Mường Xén cũng chỉ có cửa hàng của bác là nơi các em học sinh tìm đến.
Mỗi khi nhắc đến bác Tuấn thương binh sửa xe, không em học sinh nào mà không biết, bác trở thành người thợ sửa xe đạp "nổi tiếng" nhất ở huyện Kỳ Sơn.
Chiếc xe đạp là phương tiện để các em tới trường hàng ngày (Ảnh: tác giả cung cấp). Hai con trai tôi là khách hàng thường xuyên ghé thăm bác. Là người vui tính và dễ bắt chuyện, bác kể với người viết, quê mình ở làng Tiên Điền - huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du.
Lớn lên, theo tiếng gọi của Tổ quốc, bác tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Chiến trường B2. Ít năm sau khi đất nước thống nhất, bác lại tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam tại Chiến trường K.
Hòa bình lập lại, người lính cụ Hồ quay lại cuộc sống đời thường.
Năm 1987, bác ra Hà Nội làm nghề bán và sửa xe đạp tại Phố Huế. Sau đó, về mở cửa hàng ở Chợ Vinh, năm 1991, bác lên Kỳ Sơn và vẫn chung thủy với nghề từ đó đến nay.
Tuy tuổi đã cao, nhưng bác vẫn đều đặn làm việc mỗi ngày vì theo bác, giúp cho các cháu được ngày nào là bác vui ngày ấy.
Với người thương binh già, sửa xe đạp là cả một nghệ thuật, là niềm đam mê chứ không phải là nghề để kiếm sống.
30 năm gắn bó với chiếc xe đạp, mỗi thời mỗi khác, xe đạp giờ nhiều loại rất mới, công nghệ chế tạo khác so với trước, nhưng cứ hỏng chỗ nào là bác "bắt bệnh" rất nhanh.
Những chiếc xe đạp cùng các em đến trường (Ảnh: tác giả cung cấp). Có những chiếc xe chỉ đến với bác thì mới "khỏi bệnh", ngoài việc thay thế phụ tùng, có những trường hợp phải đau đầu, tỷ mỉ và sáng tạo mới làm được.
Sau dịp hè, các em học sinh được bố mẹ sắm cho những bộ quần áo tinh tươm, nô nức chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.
Trên chiếc xe đạp hàng ngày làm bạn tới trường, khi đi qua chỗ bác thương binh sửa xe đạp đều ngoảnh nhìn xem bác hôm nay có mở cửa hàng hay không và thầm chúc bác luôn khỏe mạnh để cùng đồng hành với các cháu cùng tiến bước tới trường từ những việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng Quốc khánh 2/9Cô gái 21 tuổi và hành trình đạp xe xuyên Việt 3.000 kmĐi học từ khi gà gáy, đường đến trường toàn dốc với đèo
LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của tác giả Tuấn Nguyễn, hiện đang công tác tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Trong bài viết này, tác giả mong muốn được chia sẻ tới bạn đọc hình ảnh bác thương binh với 30 năm gắn bó với nghề sửa xe đạp, từ đó giúp nâng bước đến trường cho các em nhỏ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bác Nguyễn Anh Tuấn, thương binh hạng 4/4 đã 30 năm gắn bó với nghề sửa xe đạp. Nhắc đến bác, các em học sinh tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đều biết và rất quý mến bác.
Các em học sinh là những khách hàng quen của bác Tuấn (Ảnh: tác giả cung cấp).
Có những hôm bác về thăm quê hay trái gió trở trời nghỉ làm ít bữa thì y như rằng khi mở cửa hàng, những chiếc xe đã sắp hàng dài để lần lượt chờ để đến lượt sửa.
Ở huyện vùng cao biên giới Kỳ Sơn, các em học sinh chủ yếu đến trường bằng chiếc xe đạp truyền thống.
Xe đạp điện phổ biến ở các huyện miền xuôi nhưng lại rất ít ở Kỳ Sơn, có thể do địa hình núi cao, đường xá đi lại còn khó khăn, thu nhập của các bậc phụ huynh ở trên này cũng thấp hơn nên chiếc xe đạp là sự lựa chọn phù hợp để các em làm phương tiện đến trường hàng ngày.
Số lượng xe đạp nhiều, chiếc xe đạp có tốt đến mấy thì cũng có lúc hỏng cái này, hỏng cái kia nên hầu như em nào cũng phải "ghé thăm" bác.
Nghề sửa xe đạp giờ thanh niên không ai theo học, cả thị trấn Mường Xén cũng chỉ có cửa hàng của bác là nơi các em học sinh tìm đến.
Mỗi khi nhắc đến bác Tuấn thương binh sửa xe, không em học sinh nào mà không biết, bác trở thành người thợ sửa xe đạp "nổi tiếng" nhất ở huyện Kỳ Sơn.
Chiếc xe đạp là phương tiện để các em tới trường hàng ngày (Ảnh: tác giả cung cấp).
Lớn lên, theo tiếng gọi của Tổ quốc, bác tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Chiến trường B2. Ít năm sau khi đất nước thống nhất, bác lại tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam tại Chiến trường K.
Hòa bình lập lại, người lính cụ Hồ quay lại cuộc sống đời thường.
Năm 1987, bác ra Hà Nội làm nghề bán và sửa xe đạp tại Phố Huế. Sau đó, về mở cửa hàng ở Chợ Vinh, năm 1991, bác lên Kỳ Sơn và vẫn chung thủy với nghề từ đó đến nay.
Tuy tuổi đã cao, nhưng bác vẫn đều đặn làm việc mỗi ngày vì theo bác, giúp cho các cháu được ngày nào là bác vui ngày ấy.
Với người thương binh già, sửa xe đạp là cả một nghệ thuật, là niềm đam mê chứ không phải là nghề để kiếm sống.
30 năm gắn bó với chiếc xe đạp, mỗi thời mỗi khác, xe đạp giờ nhiều loại rất mới, công nghệ chế tạo khác so với trước, nhưng cứ hỏng chỗ nào là bác "bắt bệnh" rất nhanh.
Những chiếc xe đạp cùng các em đến trường (Ảnh: tác giả cung cấp).
Sau dịp hè, các em học sinh được bố mẹ sắm cho những bộ quần áo tinh tươm, nô nức chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.
Trên chiếc xe đạp hàng ngày làm bạn tới trường, khi đi qua chỗ bác thương binh sửa xe đạp đều ngoảnh nhìn xem bác hôm nay có mở cửa hàng hay không và thầm chúc bác luôn khỏe mạnh để cùng đồng hành với các cháu cùng tiến bước tới trường từ những việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
Theo Tuấn Nguyễn (giaoduc.net.vn)