Liên quan tới thông tin cho rằng tại huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An), Hội Nông dân lấn sân hợp tác xã, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Nghệ An, huyện Yên Thành đã lên tiếng bác bỏ.
Không có chuyện lấn sân
Liên quan tới thông tin tại huyện Yên Thành, Hội nông dân "lấn sân" hợp tác, ngày 13.7, trao đổi với phóng viên NTNN/Dân Việt, ông Nguyễn Sỹ Chương - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Thành cho biết: "Không có chuyện Hội Nông dân đang lấn sân hợp tác xã cung cấp dịch vụ. Bởi Hội Nông dân đang thực hiện theo Điều lệ Hội. Hội có trách nhiệm tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề khoa học, công nghệ để giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên. Đây cũng là thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ...".
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Nghệ An trao đổi với nông dân trồng cam. Ảnh: Báo Nghệ AnÔng Chương cho biết thêm: "Hội Nông dân đang làm nhiệm vụ chính trị theo điều lệ, theo các Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, Hội triển khai tốt nhiệm vụ, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn. Hội tham gia các hoạt động dịch vụ như cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân. Đây cũng là hoạt động rất cần thiết giúp cho nông dân mua phân bón trả chậm không phải tính lãi suất, tránh gánh nặng tài chính. Mặt khác, hoạt động này tăng thêm cầu nối giữa Hội Nông dân các cấp với hội viên, đồng thời đơn vị phối hợp sẽ trích cho phí hoa hồng để góp thêm cho hoạt động của hội được phong phú và có hiệu quả hơn.
Nông dân rất cần
Thực tế, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Long (ở xã Lăng Thành) chia sẻ: “Chương trình người nông dân được mua phân bón trả chậm là rất thiết thực, hầu như hộ nông dân nào bước vào sản xuất cũng thường không sẵn tiền. Bởi thế, người dân được cung cấp lượng phân bón theo nhu cầu, đến khi thu hoạch xong mới thanh toán cho đơn vị cung ứng thì quá tốt. Tôi thấy đây là một trong những hoạt động hỗ trợ quá thiết thực".
Nông dân Nguyễn Thị Hiền ở xã Hợp Thành tâm sự: Nếu không có Hội Nông dân của huyện vào cuộc và được mua phân bón trả chậm (tới khi thu hoạch, bán xong mới phải trả tiền) thì làm sao tôi có đồng ra đồng vào từ sản xuất, nuôi các con ăn học như hiện tại. Tôi rất biết ơn Hội Nông dân.
Và tặng quà cho các ngư dân...Trao đổi với PV Báo NTNN/Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An cho biết: "Hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân là một trong những hoạt động mà được Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam quy định. Ngoài ra, Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao những việc Hội Nông dân trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thêm nữa, việc này cũng căn cứ vào chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, hoạt động hàng năm của Hội Nông dân tỉnh được cấp ủy thông qua, Hội Nông dân phải là lựa chọn những những doanh nghiệp có uy tín để ủy thác cho hội viên có nhu cầu mua phân bón trả chậm rồi đứng ra bảo lãnh cho bà con là đáp ứng được yêu cầu bức thiết của bà con nông dân".
Ông Nhị nhấn mạnh thêm: "Cách làm của Hội Nông dân các cấp tỉnh Nghệ An là phải lựa chọn những đơn vị có uy tín chứ không phải làm tràn lan, tạo điều kiện cho các hội viên được mua phân bón trả chậm; tham gia hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con sử dụng phân bón thế nào cho có hiệu quả. Còn Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp họ làm theo kiểu khác, đó là dịch vụ mua bán...".
Trước đó, Hội đồng nhân dân huyện Yên Thành đã tổ chức thảo luận dưới sự điều hành của ông Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Thành. Tại đây, Phó Chủ tịch HĐND huyện Yên Thành Nguyễn Thị Nhàn cho rằng "phía Hội Nông dân không nên lấn sang vấn đề kinh doanh, trong đó có cả dịch vụ cung cấp phân bón như hiện nay" của hợp tác xã.
Không có chuyện lấn sân
Liên quan tới thông tin tại huyện Yên Thành, Hội nông dân "lấn sân" hợp tác, ngày 13.7, trao đổi với phóng viên NTNN/Dân Việt, ông Nguyễn Sỹ Chương - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Thành cho biết: "Không có chuyện Hội Nông dân đang lấn sân hợp tác xã cung cấp dịch vụ. Bởi Hội Nông dân đang thực hiện theo Điều lệ Hội. Hội có trách nhiệm tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề khoa học, công nghệ để giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên. Đây cũng là thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ...".
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Nghệ An trao đổi với nông dân trồng cam. Ảnh: Báo Nghệ An
Nông dân rất cần
Thực tế, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Long (ở xã Lăng Thành) chia sẻ: “Chương trình người nông dân được mua phân bón trả chậm là rất thiết thực, hầu như hộ nông dân nào bước vào sản xuất cũng thường không sẵn tiền. Bởi thế, người dân được cung cấp lượng phân bón theo nhu cầu, đến khi thu hoạch xong mới thanh toán cho đơn vị cung ứng thì quá tốt. Tôi thấy đây là một trong những hoạt động hỗ trợ quá thiết thực".
Nông dân Nguyễn Thị Hiền ở xã Hợp Thành tâm sự: Nếu không có Hội Nông dân của huyện vào cuộc và được mua phân bón trả chậm (tới khi thu hoạch, bán xong mới phải trả tiền) thì làm sao tôi có đồng ra đồng vào từ sản xuất, nuôi các con ăn học như hiện tại. Tôi rất biết ơn Hội Nông dân.
Và tặng quà cho các ngư dân...
Ông Nhị nhấn mạnh thêm: "Cách làm của Hội Nông dân các cấp tỉnh Nghệ An là phải lựa chọn những đơn vị có uy tín chứ không phải làm tràn lan, tạo điều kiện cho các hội viên được mua phân bón trả chậm; tham gia hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con sử dụng phân bón thế nào cho có hiệu quả. Còn Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp họ làm theo kiểu khác, đó là dịch vụ mua bán...".
Trước đó, Hội đồng nhân dân huyện Yên Thành đã tổ chức thảo luận dưới sự điều hành của ông Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Thành. Tại đây, Phó Chủ tịch HĐND huyện Yên Thành Nguyễn Thị Nhàn cho rằng "phía Hội Nông dân không nên lấn sang vấn đề kinh doanh, trong đó có cả dịch vụ cung cấp phân bón như hiện nay" của hợp tác xã.
Theo Ngọc Thọ, Lê Tập (Dân Việt)