• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Bệnh nhân đầu tiên ở VN khỏi ung thư vú nhờ cấy tế bào gốc

HMO

Administrator
Staff member
Bị chẩn đoán mắc ung thư vú, chị Đinh Thị Liễu (52 tuổi, khối 1, thị trấn Yên Thành) và gia đình đều tuyệt vọng. Ai cũng nói, bệnh nhân ung thư như lĩnh án tử, "đi lúc nào không biết". Nhưng "phép màu" đã xảy ra. Chị Liễu trở thành bệnh nhân ung thư vú đầu tiên khỏi bệnh nhờ phương pháp điều trị mới.

Chị Liễu trở thành bệnh nhân ung thư vú đầu tiên khỏi bệnh nhờ phương pháp điều trị mới.

Xung phong thử nghiệm phương pháp mới
Sau những ngày tháng nằm viện điều trị, hiện chị Liễu đã được trở về với gia đình. Mấy ngày qua, nhà chị tấp nập người thân, bạn bè đến chia vui.


Chỉ vào bàn tay mình, chị Liễu cười: "Bây giờ da dẻ tôi đã hồng hào, người béo hơn, chứ trước khi chưa ghép tủy, da tôi nhăn nheo, gầy gò khó coi lắm. Hiện tuy vẫn chưa ăn được nhiều nhưng tôi cảm thấy trong người khỏe hơn, đặc biệt tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Sau khi được cấy ghép tế bào gốc và chẩn đoán đã khỏi bệnh, tôi đã lấy lại niềm hi vọng và lạc quan trong cuộc sống".


Đầu năm 2013, chị phát hiện có cục u nhỏ ở vú bên phải, sờ vào khá cứng, ấn mạnh thấy hơi đau. Gia đình nhiều lần khuyên đi khám nhưng đến tận tháng 9/2014, chị mới đến Bệnh viện ung bướu Nghệ An và phát hiện bị ung thư vú, cần phẫu thuật gấp. Nghe tin, chị hầu như ngày nào cũng khóc. Chồng con lo lắng, khuyên nên ra Hà Nội điều trị nhưng chị quyết định ở lại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An vì cho rằng bệnh viện tỉnh cơ sở vật chất cũng đầy đủ.

Càng ngày sức khỏe chị càng giảm sút trầm trọng, tóc rụng hết sau hai lần truyền hóa chất. Đầu tháng 11.2014, chị Liễu được PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính, Ủy viên thường vụ Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm khoa Ung bướu Bệnh viện 108; hiện là cố vấn cao cấp Bệnh viện Ung bướu Nghệ An tư vấn về phương pháp điều trị bằng cách ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho hiệu quả cao. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có bệnh nhân nào được điều trị bằng phương pháp này. Chị Liễu xung phong là người đầu tiên thử nghiệm phương pháp mới.


"Lúc đầu tôi cũng hơi e ngại. Là người áp dụng đầu tiên đồng nghĩa là người thử nghiệm, khả năng thành công không cao. Tuy nhiên tôi nghĩ khoa học càng ngày càng phát triển, trên thế giới đã có nhiều bệnh nhân được chữa khỏi, tôi tin tưởng vào các bác sĩ nên quyết định "liều" một lần", chị cho biết.



Sau nhiều tháng điều trị, chị Liễu đã được chữa thành công căn bệnh ung thư vú của mình
Gia đình đồng hành
Giữa tháng 11.2014, bệnh nhân bắt đầu được điều trị theo phương pháp mới. Ngày 12.11.2014, chị được đưa vào phòng vô trùng tuyệt đối, truyền hóa chất liên tiếp trong sáu ngày, không tiếp xúc với ai. Thức ăn, nước uống đều do người nhà đun nấu cẩn thận đưa vào và được các bác sĩ kiểm nghiệm kĩ càng. Một tuần sau, bác sĩ Chính trực tiếp chỉ đạo phẫu thuật, theo dõi và điều trị cho chị Liễu. Ca ghép tủy kéo dài một tiếng diễn biến tốt đẹp.


"Sau khi ghép xong, tôi thấy ngứa ở cổ và bụng đau dữ dội nên hoang mang sợ ca ghép thất bại, có thể mình sẽ chết. Nhưng khoảng vài tiếng sau được sự chăm sóc tận tình, sức khỏe tôi trở lại bình thường, không thấy đau, ngứa như trước. Tôi được đưa vào phòng cách ly một tuần thì lại thấy ngứa ở nơi ghép tủy, tôi lo bị biến chứng, nhưng bác sĩ vui mừng cho biết tủy đã mọc, mọi chuyện đều tốt đẹp. Khoảng 3 ngày sau, tôi được ra phòng ngoài điều trị tiếp. Lúc ấy tôi mới thở phào nhẹ nhõm".


Ngày 11.12, Hội đồng bệnh viện đã kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm, sức khỏe chị Liễu hoàn toàn bình thường. Ngay chiều hôm đó, bệnh viện đã tổ chức lễ ra viện cho chị Liễu. Đại diện UBND tỉnh đã tặng hoa chúc mừng đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Ung bướu Nghệ An và bệnh nhân đầu tiên chữa khỏi ung thư vú bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân tại Việt Nam. Được biết, bệnh nhân ung thư vú tiếp theo được chữa bằng phương pháp này tại cùng bệnh viện là một phụ nữ ở huyện Nghi Lộc.


Bệnh nhân vừa ra viện tâm sự, vợ chồng chị có 3 người con, hai người đã lập gia đình. Thời gian chị mắc bệnh, cuộc sống gia đình hoàn toàn đảo lộn, việc buôn bán ngưng trệ. Người thân phải thay nhau vào viện chăm sóc chị và thuê một phòng trọ gần bệnh viện để tiện nấu nướng. Toàn bộ thức ăn, nước uống trong quá trình chữa bệnh phải đảm bảo vệ sinh, tuyệt đối tránh nhiễm trùng ảnh hưởng đến việc điều trị.


Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Vĩnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho biết: Ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho bệnh nhân Đinh Thị Liễu thành công là bước tiến quan trọng trong việc điều trị ung thư vú, mở ra hi vọng cho các bệnh nhân khác. So với các phương pháp chữa trị ung thư khác, ưu điểm của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là có thể diệt sạch các tế bào ung thư, ít trường hợp bị tái phát hơn. Nếu tái phát thì thời gian cũng dài hơn, khoảng từ 0 - 20 năm kể từ khi ghép.


Bệnh viện đã điều trị ung thư thành công cho 5 bệnh nhân bằng phương pháp trên, chủ yếu điều trị ung thư hạch. Bệnh nhân Đinh Thị Liễu là ca ung thư vú đầu tiên được chữa khỏi bằng phương pháp này tại Việt Nam.


Cũng theo bác sĩ Hùng, ở Việt Nam, có 4 địa phương đã áp dụng phương pháp trên vào điều trị là Hà Nội, TP.HCM, Huế và Vinh. Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đi đầu trong việc điều trị thành công ung thư vú do đã nghiên cứu về phương pháp trên từ nhiều năm qua.

Từ năm 2012, bệnh viện đã hoàn thiện các thiết bị và phòng điều trị đặc biệt để ghép tế bào gốc, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nếu như bênh nhân ghép tế bào gốc ở nơi khác phải nằm viện khoảng 130 ngày, tổng chi phí từ 500 – 600 triệu thì thời gian điều trị ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An chỉ khoảng 50-60 ngày, chi phí khoảng 350 triệu (trong đó bảo hiểm chi trả 200 triệu).

Trong một hội thảo vào tháng 7.2014 tại Hà Nội về điều trị ung thư, PGS.TS Trần Văn Thuần Phó Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết nghiên cứu năm 2010 cho thấy có trên 70% bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện K được chữa khỏi (trong vòng 5 năm bệnh không tái phát, không di căn).


Ung thư vú là bệnh phổ biến hàng đầu đối với phụ nữ Việt Nam. Hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc lớn vào giai đoạn phát hiện và kích thước khối u và một số yếu tố khác, phát hiện càng sớm điều trị càng đơn giản và hiệu quả. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc giai đoạn bệnh và tình trạng nội tiết cũng như các yếu tố khác.


Với phương pháp phẫu thuật, có xu hướng gia tăng phẫu thuật bảo tồn để giữ tối đa hình dáng ngực cho bệnh nhân; áp dụng cho bệnh nhân có kích thước khối u nhỏ (dưới 3cm) và nằm xa trung tâm. Với các khối u to, sau khi hóa trị để thu nhỏ kích thước có thể áp dụng phẫu thuật bảo tồn.


Về xạ trị, hiện có xu thế xạ trị một phần thay vì xạ trị toàn bộ. Trong giai đoạn sớm có


thể áp dụng tia xạ để giảm tác hại với tế bào lành.


Về điều trị hóa chất, hiện có nhiều loại hóa chất mới ra đời giảm tác động tiêu cực tới mô lành hoặc phối hợp các hoạt chất có cơ chế khác nhau để điều trị cùng lúc.


Với điều trị nội tiết, có thể sử dụng các kháng thể đơn dòng, đặc trị trong các trường hợp có yếu tố phát triển các mô dương tính, mang lại hiệu quả đột biến.

Theo Soha
 

Ads HMO

Ads HMO

Top