Tòa án Bắc Kinh vừa từ chối đơn kháng cáo từ Apple, cho phép một công ty chuyên sản xuất đồ da là Xintong Tiandi kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu IPHONE.
Đang xảy ra một cuộc chiến bản quyền kéo dài giữa gã khổng lồ công nghệ tại thung lũng Silicon và một công ty Trung Quốc. Công ty này có thể nhiều người chưa từng nghe tên, nhưng lại đang khiến Apple đau đầu và khó xử.
Apple vừa thua kiện trong cuộc chiến bản quyền với công ty có tên gọi Xintong Tiandi Technology. Công ty này có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên kinh doanh đồ da như túi xách, vỏ bảo vệ điện thoại di động với tên thương hiệu là “IPHONE”, theo Quartz.
Apple không phải công ty duy nhất sở hữu thương hiệu IPHONE tại Trung Quốc. Ảnh:Bgr. Quá trình tranh chấp thương hiệu giữa Apple và công ty Trung Quốc bắt đầu từ năm 2012, khi Apple quyết giành độc quyền sở hữu thương hiệu iPhone. Tuy nhiên, cơ quan đăng ký bản quyền tại Trung Quốc cũng như tòa án Bắc Kinh đã bác bỏ yêu cầu của hãng công nghệ Mỹ. Tòa án nhân dân thành phố Bắc Kinh quyết định bác bỏ đơn kháng cáo của Apple hôm 31/3 vừa qua, cho phép Xintong Tiandi tiếp tục bán các sản phẩm của mình với thương hiệu IPHONE.
Apple đệ đơn xin cấp bản quyền thương hiệu IPHONE năm 2002 nhưng không được chấp thuận cho đến năm 2013. Trong khi đó, Tiandi xin cấp bản quyền thương hiệu tương tự vào năm 2007 - trùng thời điểm Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên tại Mỹ. Năm 2010, thương hiệu của họ được phê duyệt.
Chính quyền Trung Quốc từ chối loại bỏ thương hiệu của Xintong Tiandi với lập luận, iPhone của Apple chưa gia nhập thị trường khi Xintong Tiandi đệ đơn xin cấp bản quyền. iPhone của Apple chính thức gia nhập thị trường Trung Quốc năm 2009. Do đó, công ty có trụ sở tại Cupertino không thể chứng minh thương hiệu IPHONE của họ có mặt trước khi Xintong Tiandi đặt chân vào thị trường.
Những chiếc vỏ da bảo vệ smartphone mang thương hiệu IPHONE của Xintong Tiandi. Ảnh: iphone.vc Trên website của mình, Xintong Tiandi có vẻ hài lòng với quyết định này và bày tỏ mong muốn được làm việc với Apple để giải quyết vấn đề. “Chúng tôi sẽ tận dụng tối đa thương hiệu ‘iphone’ và làm việc cùng nhau (với Apple) để đem đến quyền lợi tốt nhất cho người dùng”, Quartz dịch thông báo từ website của Xintong Tiandi.
Trong nhiều năm, Trung Quốc trở thành miếng bánh khó gặm của các ông lớn công nghệ. Năm 2012, Apple từng phải trả 60 triệu USD cho một công ty tại Thâm Quyến vì thương hiệu iPad. Năm ngoái, họ buộc phải chặn ứng dụng tin tức (News) để tránh làm mất lòng chính quyền nước này. Mới đây, ứng dụng iTunes và iBook của họ cũng bị chặn tại Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường không thể bỏ qua. Trong năm tài khóa trước, Apple kiếm được 58 tỷ USD từ Trung Quốc, Hong Kong, Macau và Đài Loan, nhiều hơn bất cứ công ty nước ngoài nào.
Đang xảy ra một cuộc chiến bản quyền kéo dài giữa gã khổng lồ công nghệ tại thung lũng Silicon và một công ty Trung Quốc. Công ty này có thể nhiều người chưa từng nghe tên, nhưng lại đang khiến Apple đau đầu và khó xử.
Apple vừa thua kiện trong cuộc chiến bản quyền với công ty có tên gọi Xintong Tiandi Technology. Công ty này có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên kinh doanh đồ da như túi xách, vỏ bảo vệ điện thoại di động với tên thương hiệu là “IPHONE”, theo Quartz.
Apple không phải công ty duy nhất sở hữu thương hiệu IPHONE tại Trung Quốc. Ảnh:Bgr.
Apple đệ đơn xin cấp bản quyền thương hiệu IPHONE năm 2002 nhưng không được chấp thuận cho đến năm 2013. Trong khi đó, Tiandi xin cấp bản quyền thương hiệu tương tự vào năm 2007 - trùng thời điểm Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên tại Mỹ. Năm 2010, thương hiệu của họ được phê duyệt.
Chính quyền Trung Quốc từ chối loại bỏ thương hiệu của Xintong Tiandi với lập luận, iPhone của Apple chưa gia nhập thị trường khi Xintong Tiandi đệ đơn xin cấp bản quyền. iPhone của Apple chính thức gia nhập thị trường Trung Quốc năm 2009. Do đó, công ty có trụ sở tại Cupertino không thể chứng minh thương hiệu IPHONE của họ có mặt trước khi Xintong Tiandi đặt chân vào thị trường.
Những chiếc vỏ da bảo vệ smartphone mang thương hiệu IPHONE của Xintong Tiandi. Ảnh: iphone.vc
Trong nhiều năm, Trung Quốc trở thành miếng bánh khó gặm của các ông lớn công nghệ. Năm 2012, Apple từng phải trả 60 triệu USD cho một công ty tại Thâm Quyến vì thương hiệu iPad. Năm ngoái, họ buộc phải chặn ứng dụng tin tức (News) để tránh làm mất lòng chính quyền nước này. Mới đây, ứng dụng iTunes và iBook của họ cũng bị chặn tại Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường không thể bỏ qua. Trong năm tài khóa trước, Apple kiếm được 58 tỷ USD từ Trung Quốc, Hong Kong, Macau và Đài Loan, nhiều hơn bất cứ công ty nước ngoài nào.
Theo Zing