• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

450 tiểu thương Chợ Ga Vinh ngừng buôn bán đi...kiến nghị

HMO

Administrator
Staff member
Mấy ngày qua, gần 450 hộ kinh doanh Chợ Ga Vinh đã đồng loạt tạm dừng việc buôn bán để đi kiến nghị, tập trung tại khu vực trước trụ sở UBND Thành phố Vinh để phản đối mức thu phí do Ông Lê Văn Tiến – trưởng BQL chợ Ga Vinh đề ra trong thời gian vừa qua.
Tháng 12/1994, chợ Ga Vinh hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Mấy năm đầu, việc kinh doanh của các tiểu thương còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng dần dần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì việc mua bán tại đây trở nên sôi động hơn. Vì thế, từ chỗ chỉ có 300 hộ kinh doanh thì nay đã mở rộng gần 1.400 hộ. “Trải qua 4 đời trưởng ban với hơn gần 20 năm chợ được đưa vào sử dụng, nhưng chưa bao giờ chúng tôi bất bình về các khoản thu mà BQL chợ Ga đưa ra như hiện nay” – một tiểu thương chia sẻ với PV.
Trong đơn khiếu nại, bà con tố cáo một số vấn đề như: Đã bỏ tiền ra đầu tư diện tích kinh doanh của mình từ năm 1992, nhưng cứ mỗi năm họ lại phải ký hợp đồng thuê lại diện tích kinh doanh này, tất cả các ki ốt vào khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. Chắc chắn khoản thu này không nằm trong kế hoạch giao khoán của thành phố. Ông Tiến đã tự nâng giá tiền thu hàng rong cao gấp nhiều lần so với quy định. Cụ thể, có hộ bán hoa quả phải cắn răng nộp 60.000 đ/1 ngày (nhân viên tổ chuyên thu 40.000 đồng + đội bảo vệ 20.000 đồng), thu tiền điện của mỗi hộ lên tới 3.900 đồng/KW, tiền nước 15.000 đồng/m3.
Các tiểu thương chợ Ga Vinh đã tạm dừng buôn bán để đi kiến nghị với chính quyền địa phương. Ảnh: H.S.
Một số hộ kinh doanh diện tích chỉ với 3m2 nên khi bày bán các hộ có lấn ra một ít âu cũng là chuyện khó tránh khỏi, Ông Tiến cử ngay cán bộ đo đạc số diện tích thò ra và các hộ kinh doanh phải nộp một khoản tiền nữa vì lý do này. Nhưng đây không phải là quy định nằm trong phần giao khoán của thành phố. Chưa kể các khoản thu phí hàng rong không có hóa đơn, chứng từ khác.
Cũng như theo PV chúng tôi quan sát thực tế thấy, BQL chợ đồng ý cho một số hộ kinh doanh làm ki-ốt ở cả lối thoát hiểm và dưới chân cầu thang là không đúng với quy định. Nếu xảy ra cháy nổ thì người dân thoát hiểm bằng đường nào? Công tác phòng cháy chữa cháy thì đã quá bất cập, có nhiều tiềm ẩn xảy ra cháy cao. Ngoài ra còn tự ý khai thêm giờ làm thêm cho nhân viên để thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Được biết, năm 2012, UBND TP. Vinh giao khoán cho BQL chợ chỉ có 3,8 tỉ đồng trong lúc nguồn thu về tới 6 tỉ đồng, vậy khoản không phải nộp còn lại về đâu?
“Vì những vấn đề như thế, các tiểu thương đã rất nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến BQL chợ Ga, nhưng chưa bao giờ được trả lời một cách thấu đáo. Do sự việc đã kéo dài quá lâu mà chưa được giải quyết nên mới dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo trưởng ban ngày hôm nay” – Chị Nga, một tiểu thương bộc bạch với chúng tôi.
Mặc cho PV nhiều lần liên hệ gặp ông Lê Văn Tiến để tìm hiểu vấn đề trên, nhưng ông này vẫn một mực từ chối hợp tác với lý do, đợi kết luận của thanh tra.
Đề nghị UBND TP. Vinh vào cuộc quyết liệt và có kết luận rõ ràng để các tiểu thương yên tâm kinh doanh, đảm bảo ANTT trên địa bàn.
HMO nguồn Người Đưa Tin.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top