Là trường ngoài công lập "vang bóng một thời”, nhưng hiện nay trường THPT VTC (TP. Vinh) đang đứng trước nguy cơ giải thể, 33 giáo viên từng gắn bó với trường nhiều năm có thể “ra đường”.
Kết thúc năm học, trường THPT VTC có nguy cơ giải thể Lương không đủ nộp bảo hiểm
Trường THPT VTC tiền thân là trường THPT Lê Quý Đôn, thành lập năm 1993. Thời kỳ đỉnh cao, trường có đến 27 lớp, đội ngũ giáo viên hơn 70 người. Tuy nhiên, do tỷ lệ học sinh giảm, số lượng lớp, học sinh cứ “teo” dần đến mức đáng báo động. Năm học 2014 – 2015, trường còn lại 7 lớp, 240 học sinh, trong đó có 4 lớp 12. Đến cuối năm nay, khi số học sinh 12 ra trường, trường chỉ còn lại 3 lớp, hơn 100 học sinh. Đội ngũ giáo viên còn lại 33 người.
“Tình thế của trường hiện nay đã rất khó khăn, lương cho đội ngũ giáo viên và mọi hoạt động của nhà trường đều trông vào số học phí ít ỏi. Nếu trong năm học tới không tuyển được hai lớp, thì tình hình sẽ càng khó khăn, sợ rằng không tồn tại được” - thầy Nguyễn Văn Thái, Hiệu trưởng THPT VTC, cho biết. Theo thầy Thái, hiện trường chỉ có thể trả lương cho giáo viên theo từng tiết học, với mức 45.000 đồng/tiết.
Cô Võ Thị Thùy Ân, Chủ tịch Công đoàn trường cho hay: “Hiện người nhiều nhất là 8 tiết/tuần, người ít nhất 3 tiết/tuần, giáo viên tự nộp bảo hiểm”. Những giáo viên có ít tiết dạy tiền lương mỗi tháng chỉ khoảng hơn 500.000 đồng, chưa đủ tiền để nộp bảo hiểm, người có lương “cao” nhất cũng chưa tới 1,5 triệu đồng/tháng.
Trong số 33 giáo viên, có 50% là thạc sỹ, nhiều người đã gắn bó với trường trên dưới 20 năm. Mặc dù lương thấp, nhưng các thầy cô vẫn gắn bó với trường, tâm huyết với học sinh. Công tác bảo đảm nề nếp, giáo dục đạo đức được quan tâm, chất lượng giáo dục bảo đảm. Năm học 2013 – 2014, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 100%, nhiều em đậu ĐH-CĐ. Năm học 2014-2015, toàn trường có 5 học sinh giỏi toàn diện, 30 học sinh giỏi trường, 72 học sinh tiên tiến. Cơ sở vật chất của nhà trường hiện rất tốt, với 24 phòng học, đầy đủ phòng chức năng.
“Phân luồng” là thủ phạm?
“Từ trước đến nay, các giáo viên đã gắn bó với trường, tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục. Nếu trường không tồn tại, thì đội ngũ giáo viên không biết sẽ đi đâu, và thực sự là cú sốc lớn về mặt tinh thần”, cô Võ Thị Thùy Ân tâm sự. Theo cô Ân, nguyện vọng của tập thể giáo viên là có sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan chức năng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển sinh để trường tiếp tục duy trì hoạt động.
Nhiều giáo viên phản ánh, một nguyên nhân dẫn đến công tác tuyển sinh của trường gặp rất nhiều khó khăn là sự bất cập trong thực hiện chủ trương phân luồng học sinh lớp 9. Nhiều HS muốn tiếp tục học lên THPT bị buộc phải vào học trường nghề theo diện vừa học vừa làm.
“Năm trước, một số phụ huynh gặp tôi, phản ánh muốn con vào học tại trường, nhưng vì không được tham gia thi tuyển lớp 10 nên chúng tôi không thể nhận”, cô Trần Quỳnh Yên, Hiệu phó nhà trường nói. “Những học sinh học lực hơi non bị nhà trường bắt viết cam kết không thi lên THPT, hồ sơ được chuyển thẳng sang trường trung cấp nghề luôn, phụ huynh cũng không có hồ sơ trong tay”, một giáo viên khác nói.
Năm học 2015 – 2016, quy chế tuyển sinh lớp 10 đã thay đổi, những trường có số học sinh đăng ký thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì tổ chức xét tuyển. Cô Yên hi vọng là với quy định mới này, những học sinh bị ép buộc phải “phân luồng” có thể đăng kí vào học tại trường.
Trao đổi với Lao Động, ông Thái Huy Vinh - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An - nói: “Trong duyệt kế hoạch phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, chúng tôi có dành một lượng học sinh để nuôi sống các trường ngoài công lập, còn chính sách, cơ chế đặc thù để hỗ trợ thì không có”. Về hiện tượng ép buộc học sinh phân luồng, ông Vinh khẳng định: “Nếu phát hiện tập thể, cá nhân nào ép buộc học sinh, không cho thi lên THPT, Sở sẽ xử lý nghiêm”.
Kết thúc năm học, trường THPT VTC có nguy cơ giải thể
Trường THPT VTC tiền thân là trường THPT Lê Quý Đôn, thành lập năm 1993. Thời kỳ đỉnh cao, trường có đến 27 lớp, đội ngũ giáo viên hơn 70 người. Tuy nhiên, do tỷ lệ học sinh giảm, số lượng lớp, học sinh cứ “teo” dần đến mức đáng báo động. Năm học 2014 – 2015, trường còn lại 7 lớp, 240 học sinh, trong đó có 4 lớp 12. Đến cuối năm nay, khi số học sinh 12 ra trường, trường chỉ còn lại 3 lớp, hơn 100 học sinh. Đội ngũ giáo viên còn lại 33 người.
“Tình thế của trường hiện nay đã rất khó khăn, lương cho đội ngũ giáo viên và mọi hoạt động của nhà trường đều trông vào số học phí ít ỏi. Nếu trong năm học tới không tuyển được hai lớp, thì tình hình sẽ càng khó khăn, sợ rằng không tồn tại được” - thầy Nguyễn Văn Thái, Hiệu trưởng THPT VTC, cho biết. Theo thầy Thái, hiện trường chỉ có thể trả lương cho giáo viên theo từng tiết học, với mức 45.000 đồng/tiết.
Cô Võ Thị Thùy Ân, Chủ tịch Công đoàn trường cho hay: “Hiện người nhiều nhất là 8 tiết/tuần, người ít nhất 3 tiết/tuần, giáo viên tự nộp bảo hiểm”. Những giáo viên có ít tiết dạy tiền lương mỗi tháng chỉ khoảng hơn 500.000 đồng, chưa đủ tiền để nộp bảo hiểm, người có lương “cao” nhất cũng chưa tới 1,5 triệu đồng/tháng.
Trong số 33 giáo viên, có 50% là thạc sỹ, nhiều người đã gắn bó với trường trên dưới 20 năm. Mặc dù lương thấp, nhưng các thầy cô vẫn gắn bó với trường, tâm huyết với học sinh. Công tác bảo đảm nề nếp, giáo dục đạo đức được quan tâm, chất lượng giáo dục bảo đảm. Năm học 2013 – 2014, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 100%, nhiều em đậu ĐH-CĐ. Năm học 2014-2015, toàn trường có 5 học sinh giỏi toàn diện, 30 học sinh giỏi trường, 72 học sinh tiên tiến. Cơ sở vật chất của nhà trường hiện rất tốt, với 24 phòng học, đầy đủ phòng chức năng.
“Phân luồng” là thủ phạm?
“Từ trước đến nay, các giáo viên đã gắn bó với trường, tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục. Nếu trường không tồn tại, thì đội ngũ giáo viên không biết sẽ đi đâu, và thực sự là cú sốc lớn về mặt tinh thần”, cô Võ Thị Thùy Ân tâm sự. Theo cô Ân, nguyện vọng của tập thể giáo viên là có sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan chức năng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển sinh để trường tiếp tục duy trì hoạt động.
Nhiều giáo viên phản ánh, một nguyên nhân dẫn đến công tác tuyển sinh của trường gặp rất nhiều khó khăn là sự bất cập trong thực hiện chủ trương phân luồng học sinh lớp 9. Nhiều HS muốn tiếp tục học lên THPT bị buộc phải vào học trường nghề theo diện vừa học vừa làm.
“Năm trước, một số phụ huynh gặp tôi, phản ánh muốn con vào học tại trường, nhưng vì không được tham gia thi tuyển lớp 10 nên chúng tôi không thể nhận”, cô Trần Quỳnh Yên, Hiệu phó nhà trường nói. “Những học sinh học lực hơi non bị nhà trường bắt viết cam kết không thi lên THPT, hồ sơ được chuyển thẳng sang trường trung cấp nghề luôn, phụ huynh cũng không có hồ sơ trong tay”, một giáo viên khác nói.
Năm học 2015 – 2016, quy chế tuyển sinh lớp 10 đã thay đổi, những trường có số học sinh đăng ký thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì tổ chức xét tuyển. Cô Yên hi vọng là với quy định mới này, những học sinh bị ép buộc phải “phân luồng” có thể đăng kí vào học tại trường.
Trao đổi với Lao Động, ông Thái Huy Vinh - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An - nói: “Trong duyệt kế hoạch phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, chúng tôi có dành một lượng học sinh để nuôi sống các trường ngoài công lập, còn chính sách, cơ chế đặc thù để hỗ trợ thì không có”. Về hiện tượng ép buộc học sinh phân luồng, ông Vinh khẳng định: “Nếu phát hiện tập thể, cá nhân nào ép buộc học sinh, không cho thi lên THPT, Sở sẽ xử lý nghiêm”.
Theo Lao Động