• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Yên Thành ‘Hỏa tốc’ yêu cầu xã trả lại tiền “bảo kê” cho các chủ máy gặt

HMO

Administrator
Staff member
Liên quan đến việc thu tiền ‘bảo kê’ đối với các máy gặt về địa phương để thu hoạch lúa cho bà con, UBND huyện Yên Thành đã có công văn ‘hỏa tốc’ yều cầu chính quyền xã Bắc Thành trả lại số tiền 2 triệu đồng đã thu trước đó cho các chủ máy.

Chính quyền ‘tự ý’ thu tiền ‘bảo kê’ máy gặt
Theo phản ánh của một số chủ máy gặt đang hoạt động trên địa bàn xã Bắc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết, trước khi xuống đồng để thu hoạch lúa cho bà con nơi đây, các chủ máy gặt phải đóng cho chính quyền địa phương 2 triệu đồng gọi là tiền ‘bảo lãnh’; số tiền này được nạp cho Ban công an xã Bắc Thành.


Để được hoạt động yên ổn trên địa bàn, các chủ máy gặt phải đóng cho xã Bắc Thành số tiền 2 triệu đồng
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện trên địa bàn có 21 máy gặt lúa đang hoạt động và đã có 19 chủ máy đóng tiền cho địa phương này, còn 2 máy là của người dân địa phương nên được ‘khất nợ’.

Ông H.V.C (65 tuổi, trú ở huyện Đô Lương, Nghệ An, là chủ máy gặt đang thu hoạch lúa ở đây bức xúc: “Chúng tôi đưa máy đi gặt nhiều nơi nhưng chỉ có ở xã này (xã Bắc Thành-PV) thu khoản tiền vô lý trên; ở đây họ bắt tôi phải đóng tiền cho công an xã, sau đó mới được hoạt động”.

Còn ông N.Đ.K (quê ở Nam Định) cho biết:“Khi tôi đưa máy về đây để gặt lúa cho bà con thì không hiểu sự việc gì đang xảy ra, chỉ biết công an xã ra tận ruộng lúa thu của tôi số tiền 2 triệu đồng mà không có lý do, không có hóa đơn hay một giấy tờ nào. Khi tôi hỏi thì được công an trả lời số tiền này là để “bao máy” hoạt động yên ổn trên địa bàn”.

Được biết, để gặt được một sào lúa tại đây, thì chủ máy lấy tiền công của người dân là 160 ngàn đồng/sào (vụ hè thu) và 180 ngàn đồng/sào (vụ đông xuân và ở những khu vực khó khăn hơn). Các chủ máy cũng cho biết họ luôn tuân thủ giá cả của thị trường, ngoài ra chính quyền xã Bắc Thành còn yêu cầu các chủ máy khi về hoạt động phải đăng ký tạm trú, tạm vắng và không được phép thu hơn 160.000 /sào.


Bản cam kết được UBND xã Bắc Thành tự ý lập với các chủ máy gặt
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Lê Văn Thùy - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Thành, Yên Thành (Nghệ An) thừa nhận: “Đó là chủ trương do xã đề ra với mục đích nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, giúp bà con nông dân sớm hoàn thành thu hoạch mùa vụ. Số tiền này, chúng tôi giao nộp vào qũy của UBND xã sau này một phần “bồi dưỡng” cho anh em công an, một phần để xã tu sửa các con đường nội đồng do chính các máy gặt làm hư hỏng”.

Ủy ban huyện gửi công văn ‘hỏa tốc’ cho địa phương
Trước việc chính quyền xã Bắc Thành tự ý thu tiền ‘bảo kê’ máy gặt trên địa bàn gây bức xúc cho nhân dân, ngày 6/9/2016, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã có công văn 857/UBND-VP chỉ đạo cho địa phương báo cáo sự việc, đồng thời hoàn trả kinh phí đã thu từ các chủ máy gặt trước ngày 8/9/2016, trực tiếp xin lỗi các chủ máy gặt và nghiêm túc kiểm điểm những cán bộ, những thành phần có liên quan. Đồng thời tiến hành thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, không để hiện tượng “cò máy gặt” hoặc “bảo kê máy gặt” làm ảnh hưởng đén thu hoạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ máy gặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

Ngày (7/9/2016), trao đổi với Báo chí, ông Nguyễn Vương Ngọc – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: “Sau khi nhận được phản ánh, UBND huyện đã công văn có chỉ đạo cho địa phương và đã trực tiếp xuống cơ sở xem xét tình hình, đồng thời sẽ xứ lý nghiêm khắc những cá nhân vi phạm và yêu cầu xã trả lại số tiền đã thu cho các chủ máy gặt”.


Ông Lê Văn Thùy - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Thành (bên phải) trao đổi với Báo chí
Ông Ngọc cũng cho biết thêm về phía UBND huyện không có chủ trương này (thu tiền từ các chủ máy gặt – PV).

Việc chính quyền xã ‘tự ý’ lập bản cam kết rồi thu khoản tiền ‘vô lý’ từ các chủ máy gặt gây bức xúc cho nhân dân cần được các ban ngành chức năng vào cuộc làm rõ, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, giúp bà con yên tâm, sản xuất.

Chính quyền xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An đã đặt ra khoản thu 2 triệu đồng/máy gặt lúa thuê khi gặt trên địa bàn xã. Tôi cũng được biết Nhà nước có chủ trương cấm các địa phương tự đặt ra các khoản thu, bắt dân phải đóng góp. Vậy việc chính quyền xã Bắc Thành bắt các chủ máy gặt nộp tiền như trên có đúng quy định của Nhà nước không? Đoàn Văn Giang (Nam Định)


Luật sư Vũ Viết Năng (Văn phòng Luật sư Hưng Giang, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trả lời:


LS Vũ Viết Năng
Thẩm quyền quyết định thu phí, lệ phí được quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3.6.2002 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí”; Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 2.1.2014 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” và một số văn bản hướng dẫn thi hành khác. Theo đó, UBND cấp xã không có thẩm quyền quyết định việc thu phí, lệ phí.

Mặt khác, theo quy định tại điểm a, khoản 2, mục I, Thông tư số 46-TC/TCT của Bộ Tài chính quy định: “Tất cả các loại thu phí, lệ phí ở xã, phường phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành chế độ thu và quản lý thống nhất, bảo đảm đúng quy định…”. Trong danh mục các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 1, Điều 2, Thông tư số: 02/2014/TT-BTC không có khoản phí, lệ phí nào là “đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi vào mùa gặt lúa”. Do vậy việc UBND xã Bắc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đặt ra khoản thu 2 triệu đồng/máy gặt lúa thuê là trái với quy định của pháp luật. Việc ép buộc, gây khó khăn cho hoạt động của các chủ máy gặt là vi phạm pháp luật.

Trong điều kiện thực tế, để đảm bảo tốt công tác ninh trong mùa gặt, UBND xã phải huy động lực lượng an ninh tăng cường công tác bảo vệ. Anh em vất vả thì có thể vận động các chủ máy trên tinh thần tự nguyện, tùy tâm ủng hộ để bồi dưỡng cho lực lượng một khoản vừa phải cũng là điều có thể chấp nhận được. Nhưng ép buộc, gây khó khăn cho hoạt động của các chủ máy là vi phạm pháp luật

Theo Dân Việt & Tầm Nhìn
 

Ads HMO

Ads HMO

Top