• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Đời Sống: 8 tháng làm vợ, 60 năm đi tìm mộ chồng

HMO

Administrator
Staff member
60 năm trôi qua, bà Phạm Thị Hường (1930, trú chợ Diễn Thành, H. Diễn Châu) đau đáu cuộc hành trình tìm mộ người chồng yêu quý. Làm vợ 8 tháng, nhà bà Phạm Thị Hường ở ngay sát bờ biển thuộc xã Diễn Thành, H. Diễn Châu. Bà đi chợ chưa về. Ra chợ, bà Hường đang ngồi bán rau, tép. Và câu chuyện của bà diễn ra trong cảnh giản dị và đơn sơ ấy. Cảm mến nhau từ thời chăn trâu cắt cỏ, cô thôn nữ Phạm Thị Hường và anh thanh niên Trần Văn Giảng (1927) ngày ấy đã cùng nhau vun đắp một tình yêu đẹp lớn dần theo thời gian và năm tháng. Đến tháng 1-1952, hai gia đình tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ khi Hường vừa tròn 20 tuổi. Hạnh phúc bên nhau, tình cảm vợ chồng đang ở giai đoạn mặn nồng nhất thì tháng 9-1952, Giảng lên đường nhập ngũ.

Suốt thời gian chồng tham gia chiến đấu tại mặt trận Tây Bắc, người vợ ấy chỉ nhận được một lá thư duy nhất. Bức thư chan chứa tình yêu thương với gia đình và động viên vợ gắng làm tròn bổn phận là một nàng dâu hiền. Trong thư, người lính trẻ tên Giảng còn viết, sau này muốn vợ sinh cho mình 4 đứa con, đặt tên lần lượt là Trung, Phú, Hạnh, Phúc. Đọc những dòng thư chồng gửi, mắt bà đã rơm rớm. Nhưng nào ngờ, đây là lá thư đầu tiên và cũng là lá thư cuối cùng mà bà nhận được từ chồng. Sau này, bà Hường đã gửi đi hàng trăm bức thư theo địa chỉ cũ nhưng đều "bặt vô âm tín". Vẫn biết chiến tranh không có gì là không thể xảy ra nhưng bà Hường vẫn mong đợi một tia hy vọng từ chiến trường. Và điều không mong đợi đã đến, vào một ngày tháng 4-1953, bà Hường như rụng rời tay chân khi nhận được giấy báo tử chồng đã hy sinh trong trận chiến Điện Biên Phủ để giành lấy sự sống cho đồng đội.

slide.jpg
Bà Phạm Thị Hường

60 năm tìm mộ chồng
Bà Hường nhớ lại: "Sau khi nhận được tin dữ, tôi hoàn toàn suy sụp, tưởng chừng như không gượng dậy được. Nhưng sau một thời gian, tôi nhận thức được rằng, nếu cứ đau thương, bi lụy mãi cũng không mang chồng trở lại, và tôi cố gắng thực hiện tâm nguyện của bố mẹ chồng đó là muốn được đưa đứa con trai của mình về yên nghỉ tại quê hương". Cũng bắt đầu từ ngày ấy, bất luận chiến tranh ác liệt, bất chấp thân gái dặm trường, bà Hường đã bắt đầu hành trình đi tìm mộ chồng. Chỉ với hành trang duy nhất là tờ giấy báo tử ghi nơi hy sinh: "Chiến trường Tây Bắc", bà đã lần lượt gõ cửa khắp các tỉnh Tây Bắc, tìm đến tất cả các nghĩa trang liệt sĩ những mong có tên Trần Văn Giảng, nhưng đều...

Trong nỗi thương nhớ mỏi mòn đối với người con trai, bố mẹ chồng của bà cũng lần lượt ra đi, để lại cô con dâu lẻ bóng với những hành trình ngược xuôi tìm chồng trong nỗi nhớ mong, khắc khoải. Bà Hường chia sẻ, những năm tháng ấy, đã có biết bao người đàn ông tìm đến muốn được cùng bà làm bạn đồng hành trên những chặng đường ngược Trung ra Bắc, nhưng bà đều từ chối. Nhiều lần trong giấc ngủ, bà thường mơ thấy chồng về chỉ lối cho bà nơi mình đang yên nghỉ cùng với rất nhiều đồng đội. Như bắt được tia hy vọng, sau khi tỉnh dậy, bà lại tất tả khăn gói ra chiến trường Điện Biên Phủ, và trở về trong nỗi thất vọng.

60 năm trôi qua cũng là khoảng thời gian, bà tích cóp từng đồng bạc lẻ từ mớ rau, quả trứng bán được ở chợ để làm hành trang đi tìm mộ chồng. Hằng ngày bà hái rau trong vườn nhà và cố dậy thật sớm để ra chợ biển Diễn Thành mua lại tôm, cá, từ các ngư dân đi biển để vào chợ bán. Và cứ dăm bữa nửa tháng, khi tích góp được ít tiền, bà lại tất tả bắt xe ra Bắc đi tìm mộ chồng. Mới đây, vào tháng 5-2013, nhân kỷ niệm 59 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, bà đã ra chiến trường xưa với mong muốn gặp lại đồng đội cũ để có thêm chút thông tin về chồng.

Bước sang tuổi 83, khi sức khỏe đã giảm sút nên những chuyến ngược Tây Bắc của bà cứ thế thưa dần. "Có thời điểm, thiên hạ rộ lên thông tin các nhà ngoại cảm tìm được mộ liệt sĩ nhưng tôi lại khóc, lại tủi thân vì không có tiền để mời nhà ngoại cảm. Lúc đó, ý định bán căn nhà đang ở cứ nhen nhóm trong đầu tôi, nhưng nghĩ rằng đây là nơi thờ cúng tổ tiên nên tôi lại thôi ngay ý định ấy. Sau này khi biết có nhiều nhà ngoại cảm tìm ra mộ nhưng không đúng, tôi mới hết day dứt", bà Hường tâm sự.

60 năm qua, bà Phạm Thị Hường đã sống và chờ đợi bằng tất cả niềm tin và hy vọng. Và đã ở tuổi 83, bà kể lại câu chuyện của mình với hy vọng nhận được hồi âm về tin tức mộ chồng, mà hầu như cả cuộc đời bà dành để tìm kiếm.

Theo Infonet.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top