Gần đây xảy ra một số vụ cán bộ hành hung người khác khiến dư luận lo ngại, bất bình. Cán bộ đánh người gồm nhiều loại, phổ biến nhất là dân phòng, công an xã, cán bộ xã.
Ngoài ra, còn một dạng đánh khác là đánh đồng sự, đánh cấp dưới và đánh nhân viên như một hội chứng “ái động thủ võ trang” trong một số cán bộ có vai có vế hẳn hoi.
Hình minh hoạ“Mới đây nhất là việc ông Vũ Đức Dũng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay với người lái xe của Sở này, đang gây bão trong dư luận về chữ “đức” của cán bộ lãnh đạo, của quan chức. Lý do của vụ này rất bình thường như ra đường bị lạc vì lạ lẫm. Chạy xe ở tỉnh khác, lại về đêm nên anh tài xế lỡ đi lố khoảng 100m khiến ông Sở trưởng bực bội. Hình ảnh một kẻ có hành vi côn đồ đấm đá người khác giữa đường giống như một vụ va quệt xe và một anh tài xế du côn ra tay chứ không ai dám nghĩ rằng đây là ông quan chức vai vế đánh người.
Vụ việc này buộc lãnh đạo tỉnh Ninh Bình phải vào cuộc bởi hình ảnh của cán bộ lãnh đạo đã bị hoen ố trong dư luận xã hội, nhân dân.
Nghe nói ông Sở trưởng đã có lời xin lỗi anh lái xe và anh này đã chấp nhận, nhưng vẫn không ổn vì dễ “chìm xuồng”. Khó có thể tô vẽ lại hình ảnh “công bộc” tạo niềm tin cho người dân khi cán bộ lãnh đạo chủ chốt một cơ quan, một ngành lại hành xử thiếu văn hóa như vậy!
Một tỉnh ủy viên, một giám đốc đầu ngành đánh người ngang nhiên tại nơi công cộng chẳng nhẽ vì là sếp, chỉ cần xin lỗi là xong ư? Chi bộ, công đoàn sẽ làm gì để phê phán thói du thủ du thực này?
Xem ra cung cách xử lý của Sở này là “quan bênh quan” để cho vụ này “chìm xuồng”, nếu Bí thư Tỉnh ủy không kịp thời chỉ đạo, cắt cử người vào tận hiện trường tại Nghệ An làm rõ nội vụ.
Chuyện “quan đánh nhau” như hai ông lãnh đạo một trung tâm ở Lâm Đồng đủ làm trò cười cho bàn dân thiên hạ. Rồi vụ “quan đánh dân” liên hoàn như Chủ tịch xã ở Thừa Thiên - Huế khi viên quan chức cấp thấp nhất cũng dám đánh cả thanh niên, ông già, thiếu nữ và cả nhân viên trong xã cũng bị đánh. Họ bị “choảng” chỉ vì cổ vũ bóng đá sai đối tượng. Vị “lý trưởng” này đã tạt tai một fan cổ súy bóng đá làng quá nhiệt tình rồi túm tóc anh ta giao cho công an xã còng tay áp giải về trụ sở. Thấy khó coi, ông Chủ tịch Hội cựu chiến binh có ý kiến cũng bị ăn mũ cối của người đứng đầu chính quyền xã và một cô bé học THCS bất bình cũng bị đánh đấm và bóp cổ. Đáng tiếc là những vụ việc thế này xảy ra nhiều lúc nhiều nơi chứ không còn là cá biệt.
Xem ra “đạo làm quan” - đạo đức công bộc đang có vấn đề ở những nơi buông lơi việc giáo dục cán bộ đảng viên học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khiến một bộ phận cán bộ công chức diễn biến xấu, chuyển hóa hỏng!
Ngoài ra, còn một dạng đánh khác là đánh đồng sự, đánh cấp dưới và đánh nhân viên như một hội chứng “ái động thủ võ trang” trong một số cán bộ có vai có vế hẳn hoi.
Hình minh hoạ
Vụ việc này buộc lãnh đạo tỉnh Ninh Bình phải vào cuộc bởi hình ảnh của cán bộ lãnh đạo đã bị hoen ố trong dư luận xã hội, nhân dân.
Nghe nói ông Sở trưởng đã có lời xin lỗi anh lái xe và anh này đã chấp nhận, nhưng vẫn không ổn vì dễ “chìm xuồng”. Khó có thể tô vẽ lại hình ảnh “công bộc” tạo niềm tin cho người dân khi cán bộ lãnh đạo chủ chốt một cơ quan, một ngành lại hành xử thiếu văn hóa như vậy!
Một tỉnh ủy viên, một giám đốc đầu ngành đánh người ngang nhiên tại nơi công cộng chẳng nhẽ vì là sếp, chỉ cần xin lỗi là xong ư? Chi bộ, công đoàn sẽ làm gì để phê phán thói du thủ du thực này?
Xem ra cung cách xử lý của Sở này là “quan bênh quan” để cho vụ này “chìm xuồng”, nếu Bí thư Tỉnh ủy không kịp thời chỉ đạo, cắt cử người vào tận hiện trường tại Nghệ An làm rõ nội vụ.
Chuyện “quan đánh nhau” như hai ông lãnh đạo một trung tâm ở Lâm Đồng đủ làm trò cười cho bàn dân thiên hạ. Rồi vụ “quan đánh dân” liên hoàn như Chủ tịch xã ở Thừa Thiên - Huế khi viên quan chức cấp thấp nhất cũng dám đánh cả thanh niên, ông già, thiếu nữ và cả nhân viên trong xã cũng bị đánh. Họ bị “choảng” chỉ vì cổ vũ bóng đá sai đối tượng. Vị “lý trưởng” này đã tạt tai một fan cổ súy bóng đá làng quá nhiệt tình rồi túm tóc anh ta giao cho công an xã còng tay áp giải về trụ sở. Thấy khó coi, ông Chủ tịch Hội cựu chiến binh có ý kiến cũng bị ăn mũ cối của người đứng đầu chính quyền xã và một cô bé học THCS bất bình cũng bị đánh đấm và bóp cổ. Đáng tiếc là những vụ việc thế này xảy ra nhiều lúc nhiều nơi chứ không còn là cá biệt.
Xem ra “đạo làm quan” - đạo đức công bộc đang có vấn đề ở những nơi buông lơi việc giáo dục cán bộ đảng viên học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khiến một bộ phận cán bộ công chức diễn biến xấu, chuyển hóa hỏng!
Theo Bảo Dân (Congly.vn)