• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xứ Nghệ Đường sắt bắc nam bị sông Lam đe dọa

HMO

Administrator
Staff member
Một đoạn đường sắt bắc nam khoảng 400 m tại nam cầu Yên Xuân bắc qua sông Lam thuộc xã Nam Cường, H.Nam Đàn đang bị đe dọa và có nguy cơ bị cuốn xuống sông.


Kè đá giáp mố cầu Yên Xuân bị sóng đánh lở sát chân đường sắt - Ảnh: K.H

Sông Lam khi chảy đến đoạn đường sắt này tạo thành hình vòng cung. Do tốc độ dòng chảy rất lớn, nhất là vào các đợt mưa lũ nên nước đã xói thẳng, khoét thành các hàm ếch kéo những mảnh đất lớn đổ ập xuống sông, ăn mòn dần vào chân đường sắt. Đoạn từ mố nam cầu Yên Xuân kéo dài khoảng 300 m, những rọ đá được kè cách đây 5 năm bị sóng đánh vỡ, có đoạn đá đã trôi hết, chỉ còn trơ lại đất. Mức độ sạt lở được đánh dấu qua những cọc bê tông chắn sóng đang nằm trơ trọi giữa nước, hiện đã cách mép bờ từ 10 - 25 m.

Về lịch sử tình trạng sạt lở kể trên, ông Nguyễn Văn Xuân, một cư dân sống đối diện với điểm sạt lở này, cho biết trước năm 1988, bãi đất nằm như một ốc đảo giữa sông Lam hiện nay là khu vực dân cư sinh sống với gần 100 hộ dân. Khoảng năm 1970, khu đất này là đất liền, chỉ có một con lạch nhỏ, nước cạn, còn dòng chính của sông Lam chảy ở phía bắc của bãi đất. Nhưng sau đó người ta cho khơi thông dòng chảy và do đất lở, dần dần trở thành dòng chính của sông Lam.

Năm 1979, sạt lở đã biến xóm này thành một ốc đảo, buộc người dân phải bỏ xóm di dời đi chỗ khác. Sau đó, từ một bãi đất rộng, cách đường sắt bắc nam khoảng hơn trăm mét, nay sông đã “gặm” sát vào chân đường ray, đoạn gần nhất chỉ còn cách khoảng 3 - 4 m. “5 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở diễn ra rất nhanh, sau mỗi trận lũ lại mất khoảng vài mét đất. Nếu không kè đá thì chỉ vài trận lụt nữa, đường sắt sẽ có nguy cơ bị sóng đánh lở”, ông Xuân nhận định.

Ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở GTVT Nghệ An, cho biết bờ kè này do ngành đường sắt xây dựng cách đây 5 năm nhưng do tốc độ nước lũ hằng năm chảy quá mạnh nên đã gây xói lở và phá hỏng cả bờ kè, đe dọa sự an toàn của đoạn đường sắt này. Sau khi kiểm tra, Sở đã báo cáo với Bộ GTVT khẩn trương xây dựng dự án bờ kè chắn sóng để bảo vệ đoạn đường sắt này trước mùa mưa lũ năm nay.

Theo TNO
 

Ads HMO

Ads HMO

Top